Mật ong bao gồm các vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên, mật ong cũng được xếp vào nhóm carbohydrate, bị cơ thể người phân hủy nhanh chóng và sẽ khiến cho lượng đường trong máu tăng nhanh. Do đó, cần lưu ý sử dụng mật ong đối với một số nhóm người.
Chuyên gia dinh dưỡng và huấn luyện viên dinh dưỡng Lauren Armstrong cho biết trên CNBC rằng mật ong có nhiều lợi ích như một chất làm ngọt tốt hơn đường. Bởi vì mật ong chứa một số đặc tính tốt cho sức khỏe mà các loại đường khác không có:
1. Giá trị GI (Chỉ số đường huyết) của mật ong thấp hơn đường, có nghĩa là nó không khiến lượng đường trong máu tăng đột biến như đường. Nó cũng ngọt hơn đường, vì vậy bạn chỉ cần lượng ít hơn. Tuy nhiên, mật ong có nhiều calo hơn một chút trên mỗi thìa cà phê, vì vậy theo dõi chặt chẽ về kích thước khẩu phần là rất quan trọng.
2. Theo một nghiên cứu năm 2018, mật ong có chứa một lượng vi lượng các vitamin và khoáng chất thiết yếu như kali, canxi, kẽm, và vitamin C, B1, B2, B3, B5 và B6.
3. Một đánh giá gần đây vào năm 2021 cho thấy một số triệu chứng nhất định, bao gồm tần suất ho và mức độ ho, được cải thiện khi dùng mật ong đối với bệnh nhiễm trùng đường hô hấp so với cách chăm sóc thông thường.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng đường có liên quan đến một loạt các vấn đề sức khỏe, bao gồm béo phì, huyết áp cao, bệnh tim và các vấn đề về nhận thức như mất trí nhớ và Alzheimer. Tiêu thụ quá nhiều đường bổ sung, bao gồm cả mật ong, có thể mang lại các nguy cơ sức khỏe khác.
Hướng dẫn chế độ ăn uống của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh USDA-Joint Health and Human Services khuyến nghị mọi người nên tiêu thụ không quá 10% lượng calo hàng ngày từ các loại đường bổ sung (không bao gồm đường tự nhiên trong thực phẩm, chẳng hạn như trái cây). Lượng calo tiêu chuẩn là 2000 calo mỗi ngày, như vậy 10% lượng calo là khoảng 50 gam đường.
Mật ong có thể chứa bào tử C. botulinum (một loại chất độc), có thể gây ra các triệu chứng ngộ độc ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, trẻ nhỏ dưới 6 tháng dễ mắc bệnh này nhất. Các triệu chứng ngộ độc thường xảy ra từ 8 đến 36 giờ sau khi ăn mật ong hoặc thực phẩm có chứa mật ong. Các triệu chứng này thường bao gồm táo bón, mệt mỏi và chán ăn. Mặc dù khả năng bị ngộ độc ở trẻ sơ sinh là rất nhỏ, nhưng các bác sĩ vẫn khuyến cáo rằng không nên cho trẻ dùng mật ong và các sản phẩm của mật ong cho đến khi trẻ được 1 tuổi.
Mỗi 100g cacbohydrate trong mật ong chứa khoảng 35 gam glucose, 40 gam fructose, 2 gam sucrose và 1 gam dextrin. Glucose và fructose đều thuộc loại monosaccharide, sau khi vào ruột có thể hấp thụ trực tiếp vào máu mà không qua tiêu hóa, do đó sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Sucrose và dextrin có thể được hấp thụ sau khi bị thủy phân nhẹ, vì vậy tác dụng tăng đường huyết của mật ong là đặc biệt rõ ràng. Theo quan điểm này, bệnh nhân tiểu đường không nên uống mật ong.
Nói chung, bệnh nhân viêm gan B rất thích hợp uống mật ong, vì các monosaccharide do mật ong cung cấp không cần gan phân hủy và tổng hợp nên có thể giảm bớt gánh nặng cho gan. Tuy nhiên bệnh nhân xơ gan không nên uống mật ong vì nó sẽ làm cho tình trạng xơ hóa gan trở nên trầm trọng hơn.
Mộc Lan (t/h)
Xem thêm:
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…