Nghiên cứu: Thành phần trong trà xanh góp phần ức chế biến thể Omicron
- Mộc Lan
- •
Một nghiên cứu mới phát hiện ra rằng 2 đột biến trong protein nucleocapsid của virus biến thể Omicron có lợi hơn cho quá trình nhân lên của virus trong cơ thể người. Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng một số thành phần trong trà xanh có thể có khả năng tiêu diệt các điều kiện thuận lợi để loại virus này sinh sôi.
Theo báo Epoch Times, Tiến sĩ Lâm Hiểu Húc (Lin Xiaoxu), một chuyên gia về virus học người Mỹ và là cựu giám đốc Phòng virus học của Viện Nghiên cứu Quân đội Hoa Kỳ, đã phân tích sự đột biến của protein nucleocapsid của virus biến thể Omicron và những thành phần nào của trà xanh có thể ức chế sự nhân lên của virus.
Đột biến đặc biệt của Omicron tăng cường sự nhân lên của virus và làm giảm khả năng miễn dịch của con người
Trước đây, chúng ta đều chú ý đến biến chủng virus trên protein gai (Spike protein) đột biến, bởi vì nó có thể ảnh hưởng nhiều nhất đến tác dụng của vắc-xin. Tuy nhiên, sự đột biến của protein nucleocapsid cũng rất quan trọng nhưng thường bị bỏ qua.
Protein nucleocapsid là một protein bọc trên RNA của virus corona mới (SARS-CoV-2). Nó có thể thúc đẩy quá trình lắp ráp SARS-CoV-2 thông qua một cơ chế được gọi là Liquid–Liquid Phase Separation (LLPS).
Một nghiên cứu trên tạp chí khoa học Nature đã chỉ ra rằng nếu 2 đột biến chính, R203K và G204R, xuất hiện trên protein nucleocapsid của SARS-CoV-2, nó có thể thúc đẩy quá trình LLPS và thúc đẩy quá trình lắp ráp virus. Ngoài ra, nó còn có thể ức chế các chất kháng virus.
Giờ đây, biến thể Omicron có một đột biến đặc biệt như vậy, giúp virus có thể tập hợp và nhân bản, đây là đột biến quan trọng để virus hình thành thế hệ tiếp theo.
Đột biến này trên protein nucleocapsid cũng có thể ức chế hiệu quả việc sản xuất interferon của hệ thống miễn dịch của con người.
Nghiên cứu: Chất catechin trong trà xanh có thể chống lại các biến thể virus corona mới và nhiều loại virus khác
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature cũng đề cập đến một khám phá khác. Chất catechin EGCG trong trà xanh có thể ngăn protein nucleocapsid tiến vào cơ chế LLPS và đồng thời ức chế sự sao chép của SARS-CoV-2.
Một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí Khoa học Sinh học Cell & Bioscience tháng Tám năm nay, cho thấy rằng catechin trong trà xanh có thể chống lại nhiều loại virus khác nhau, bao gồm cả biến thể Beta ở Nam Phi, biến thể Alpha ở Vương quốc Anh, biến thể D614G đã lan rộng khắp thế giới, biến thể New York của Hoa Kỳ, v.v.
Trà xanh được ngâm vào nước nóng 90-95°C trong 30 giây, lắc 5-6 lần, lọc và pha loãng để thu được dung dịch trà xanh để tiến hành thí nghiệm. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nồng độ trà xanh càng cao thì khả năng ức chế SARS-CoV-2 và các loại virus biến thể càng mạnh.
Họ cũng thực hiện nghiên cứu sâu hơn về các loại catechin trong trà xanh, bao gồm 4 loại: epigallocatechin gallate (EGCG), epigallocatechin (EGC), epicatechin gallate (ECG) và epicatechin (EC). Trong đó, EGCG là catechin dồi dào nhất trong trà xanh.
4 catechin này có thể ức chế sự nhân lên của virus, trong đó, EC có tác dụng kém nhất và EGCG có tác dụng tốt nhất. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng trước và trong quá trình lây nhiễm, catechin EGCG có thể ức chế sự nhân lên của SARS-CoV-2. Bất kể nồng độ 50 μM hay 100 μM, EGCG có thể ức chế virus đến khoảng 30% và có hiệu quả chống lại các biến thể Alpha, Beta.
Tuy nhiên, nếu sử dụng EGCG sau 6 giờ kể từ khi lây nhiễm, tác dụng ức chế virus sẽ mất đi.
Mặc dù nghiên cứu này không thêm biến thể Delta vào phân tích, nhưng ít nhất nó cho thấy rằng EGCG có hiệu quả trong việc ức chế các biến thể SARS-CoV-2 khác nhau.
Không chỉ SARS-CoV-2, catechin EGCG cũng có tác dụng ức chế nhiều loại virus khác. Tạp chí Dược học Anh (British Journal of Pharmacology) tóm tắt các loại virus mà catechin EGCG có thể ức chế, bao gồm HIV, virus viêm gan B, enterovirus, virus cúm, v.v.
Y học cổ truyền cũng tin rằng uống trà có thể giải độc
Tiến sĩ Lâm Hiểu Húc nhận xét, các nghiên cứu nói trên đều hướng đến chiết xuất từ trà xanh, không có nghĩa là uống trà xanh chắc chắn sẽ ức chế được virus biến thể Omicron. Tuy nhiên, uống trà xanh có thể được coi là một thói quen lành mạnh.
Trên thực tế, con người đã có thói quen uống trà từ lâu đời. Y học cổ truyền đã phát hiện ra rằng trà xanh có tác dụng giải độc, chữa bệnh và kháng khuẩn. Những gì chúng ta vừa nói đến trên đây là nghiên cứu thực nghiệm của Tây y, đó là tách rời các thành phần của trà để xem tác dụng của một thành phần nào đó, trải qua các nghiên cứu và từng bước thử nghiệm để xác nhận tác dụng của catechin trong trà xanh đối với việc ức chế virus.
Đây là sự khác biệt thú vị giữa y học cổ truyền và y học phương Tây.
Tây y cho rằng lý thuyết mà y học cổ truyền đưa ra hàng ngàn năm trước không nên khinh suất như vậy, mà cần làm các thí nghiệm về một số thành phần nào đó để xác minh. Cả hai đều có thế mạnh của họ.
Mặc dù là một nhà khoa học phương Tây nhưng Tiến sĩ Lâm Hiểu Húc đánh giá cao y học cổ truyền. Ông cho biết căn bệnh hen suyễn khi còn nhỏ của mình đã được chữa khỏi bằng thuốc bắc. Một đại phu ở Phúc Châu, Trung Quốc đặc biệt nhấn mạnh với ông rằng hàng ngày cần thức dậy đúng giờ vào lúc nửa đêm và uống nước ép bưởi đắng.
Tiến sĩ Lâm Hiểu Húc chia sẻ, có một điều rất tinh tế về y học cổ truyền đó là khám phá cuộc sống và vật chất từ một góc độ khác.
Nghiên cứu: Tập Thiền nâng cao hoạt động của Interferon trong hệ miễn dịch
Nghiên cứu trên tạp chí khoa học Nature ở trên đề cập rằng đột biến trên protein nucleocapsid cũng có thể ức chế hiệu quả việc sản xuất interferon của hệ thống miễn dịch của con người. Interferon là cơ chế quan trọng để cơ thể chống lại virus, nó đối ứng với sự đột biến của biến thể Omicron và có khả năng chống chọi với sự phá hủy của hệ thống miễn dịch.
Trong nghiên cứu của Đại học Y khoa Baylor, Hoa Kỳ phát hiện ra rằng hoạt động của một loạt gen liên quan đến miễn dịch trong bạch cầu trung tính của các học viên Pháp Luân Công, bao gồm cả interferon-γ, cao hơn đáng kể so với người bình thường. Kết quả nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Thay thế và Bổ sung.
Một phát hiện quan trọng khác là các tế bào miễn dịch của những người này có một “cơ chế điều chỉnh hai chiều” độc đáo. Trong điều kiện bình thường (không bị viêm), bạch cầu trung tính của họ có tuổi thọ cao hơn người bình thường, và chức năng thực bào (giúp tấn công các vi khuẩn ngay khi những sinh vật này xâm nhập vào cơ thể) của chúng cũng mạnh hơn, vì vậy đưa đến tác dụng tốt hơn hơn trong việc bảo vệ cơ thể. Trong trạng thái bị viêm, một khi bạch cầu trung tính loại bỏ các tác nhân gây bệnh, lại sẽ điều hòa chuyển hóa tế bào, giúp nhanh chóng giải quyết tình trạng viêm nhiễm và tránh sự xuất hiện của hội chứng “cơn bão cytokine” (phản ứng miễn dịch quá mức).
Đăng ký học thiền, rèn luyện cả tâm lẫn thân tại đây. |
Mộc Lan (t/h)
Xem thêm:
Từ khóa khí công Biến thể Omicron Nghiên cứu khoa học trà xanh