Đời Sống

‘Một chiếc lá rụng biết thu về’, lá rụng là lá gì?

Để báo hiệu mùa thu đã đến, có một câu nói gọi là ‘nhất diệp tri thu’ nghĩa là chỉ cần một chiếc lá rụng cũng có thể cảm nhận được mùa thu đã đến. Câu này được dùng để so sánh với xu hướng phát triển của sự việc, cho thấy rằng chỉ qua những dấu hiệu nhỏ cũng có thể khiến người ta nhận ra. Vậy ‘diệp’ trong ‘nhất diệp tri thu’ thực sự là lá của cây gì?

Để báo hiệu mùa thu đã đến, có một câu nói gọi là ‘nhất diệp tri thu’ nghĩa là chỉ cần một chiếc lá rụng cũng có thể cảm nhận được mùa thu đã đến. (Ảnh minh họa: Shutterstock)

‘Diệp’ trong câu ‘nhất diệp tri thu’ chỉ đến lá của cây nào? Bởi vì những thành ngữ như vậy thường mang tính tổng quát, không chỉ định một sự vật cụ thể nào. Vậy lá trong ‘Một chiếc lá rụng biết thu về’ có thể là lá của cây dương, cây liễu, thậm chí là cây hạt dẻ, vì vậy, bất kỳ cây rụng lá nào cũng có thể mang lại cảm giác ‘biết thu về’.

‘Một chiếc lá rụng biết thu về’ là lá ngô đồng

Nguồn gốc của điển tích ‘nhất diệp tri thu’ được ghi chép trong cuốn Mộng Lương Lục thời Tống, trong đó có đoạn: “Vào ngày Lập Thu, quan Thái sử được giao nhiệm vụ trồng cây Ngô đồng dưới điện, để chờ đến khi đến giờ Lập Thu, quan Thái sử sẽ đứng dưới cây ngô đồng hô lên ‘Mùa thu đã đến’, và đúng lúc đó, lá ngô đồng sẽ rơi xuống một hai chiếc, để báo hiệu mùa thu”. Đoạn ghi chép này nói về việc các quan viên phụ trách thiên văn và khí tượng trong triều đình nhà Tống, vào thời điểm Lập Thu, sẽ đứng dưới cây Ngô đồng trong cung điện để thông báo với hoàng đế, và lá cây ngô đồng rơi đúng lúc như một nghi lễ chính thức báo hiệu mùa thu.

Vậy tại sao trong việc báo hiệu mùa thu lại không dùng cây liễu hay cây dương, mà lại chọn cây ngô đồng? Điều này là vì người xưa có một sự tôn kính đặc biệt đối với cây ngô đồng, từ lâu đã có câu nói ‘phượng hoàng phi ngô đồng bất tê’ có nghĩa là không phải cây ngô đồng chim Phượng hoàng sẽ không đậu. Cây ngô đồng trong mắt người xưa được coi là cây Thần, vì vậy việc lá ngô đồng báo thu sang được xem là điềm lành. Mang ngô đồng sánh với phượng hoàng, có thể thấy người xưa coi trọng nó thế nào! Trong tích Bá Nha-Tử Kỳ có nói, Bá Nha hỏi Tử Kỳ về xuất xứ của cây dao cầm, Tử Kỳ đáp: “Vua Phục Hy thấy 5 ngôi sao rơi xuống cây ngô đồng, rồi có chim phượng hoàng tới đậu, biết là cây quý, nên lấy gỗ làm thành loại nhạc cụ, bắt chước nhạc khí cung Dao Trì, gọi là dao cầm. Thân cây được chặt làm 3 đoạn, đoạn ngọn tiếng trong và nhẹ, đoạn gốc tiếng đục và nặng, chỉ có đoạn giữa là dùng được, đem ngâm giữa dòng nước chảy 72 ngày rồi phơi trong bóng mát đến khô mới có thể làm được…” 

Ngay cả Tư Mã Quang cũng đã viết trong thơ rằng: sơ văn nhất diệp lạc, tri thị cửu thu lai’ có nghĩa là vừa nghe một chiếc lá rụng, biết là thu đã đến rồi. Hay có câu ‘ngô đồng nhất diệp lạc, thiên hạ cộng tri thu’ có nghĩa là một lá ngô đồng rụng, ai cũng biết thu về.

Thực ra, từ thời Chiến Quốc, người xưa đã dùng cây Ngô đồng để đại diện cho mùa thu. Ví dụ, tổ phụ của nỗi buồn thu, Tống Ngọc, trong tác phẩm nổi tiếng của ông Cửu Biện đã viết: “Hoàng thiên phân chia bốn mùa, ta chỉ riêng buồn cho mùa thu tàn, sương trắng đã rơi trên cỏ mùa thu, lá Ngô đồng bắt đầu rụng xuống”.

Sau Tống Ngọc, các thi sĩ qua các thời kỳ cũng đã dùng cây Ngô đồng để biểu thị màu sắc mùa thu. Chẳng hạn, Lý Bạch có câu:  “Nhân yên hàn quất tụ, Thu sắc lão ngô đồng” (Khói nhà ai làm lạnh quất và bưởi, Màu thu làm già cây ngô đồng). Vì vậy, cây ngô đồng không chỉ mang ý nghĩa tốt đẹp, mà còn như là biểu tượng cho vẻ đẹp mùa thu trong văn học. Hơn nữa, với việc được sử dụng trong nghi thức báo thu của triều đình, như vậy ‘diệp’ được nhắc đến trong ‘nhất diệp tri thu’ chỉ có thể là lá của cây ngô đồng.

Thời gian trôi qua nhanh chóng

Từ ‘nhẫm nhiễm’ trong câu ‘quang âm nhẫm nhiễm‘  (Thời gian trôi qua nhanh chóng) thực ra đại diện cho điều gì? Câu nói ‘Thời gian trôi qua nhanh chóng’ xuất phát từ một bài văn của Lý Thương Ẩn thời Đường, trong đó có câu: Thời gian trôi qua nhanh chóng, việc tiếp quản cũng thường xuyên xảy ra. 

‘Nhẫm nhiễm’ dùng để miêu tả sự tươi tốt của cỏ cây, còn ‘nhẫm’ chỉ một loại cây gọi là ‘bạch tô’ (白苏), đây là một loại thuốc, tương tự như cây tía tô thường thấy, có một mùi hương đặc biệt và là loại cây sống và sinh trưởng trong 1 năm. Bạch tô (白苏) nảy mầm vào mùa xuân, ra hoa vào mùa hè, kết hạt vào mùa thu, và tàn lụi vào mùa đông. Do đó, người xưa đã dùng nó để miêu tả sự trôi qua có quy luật của thời gian, vì vậy mới có câu ‘quang âm nhẫm nhiễm’.

Lý Ngọc 

Lý Ngọc

Published by
Lý Ngọc

Recent Posts

Cử tri Mỹ bỏ phiếu trực tiếp cao hơn qua thư trong tuần cuối trước Ngày Bầu cử

Chỉ còn chưa đầy một tuần đến Ngày Bầu cử (5/11), hơn 60 triệu cử…

2 phút ago

Cựu Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị đề nghị truy tố

Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ án “Đưa hối lộ”,…

8 phút ago

Chiến dịch Trump nộp đơn khiếu nại tờ Washington Post lên Ủy ban Bầu cử

Chiến dịch Trump đã nộp đơn khiếu nại về các báo cáo cho rằng tờ…

16 phút ago

Nate Silver: Các nhà thăm dò gian lận dữ liệu khiến cuộc đua Harris-Trump ở thế sít sao

Ông Nate Silver cho rằng một số nhà thăm dò dư luận có thể đang…

31 phút ago

Gallup: Bà Harris dẫn về bảo vệ dân chủ; ông Trump dẫn về bảo vệ Hoa Kỳ

Cử tri Hoa Kỳ trên khắp cả nước vẫn đang phân vân đặt câu hỏi…

45 phút ago

The Economist tuyên bố ủng hộ bà Harris

The Economist đã tuyên bố ủng hộ Phó Tổng thống Kamala Harris thay vì cựu…

56 phút ago