Một công ty Nhật: Nhân viên đi làm khi họ cảm thấy hạnh phúc

Nhà máy chế biến hải sản Papua New Guinea tại Osaka, Nhật Bản là một kiểu công ty khác biệt trên thế giới. Nhân viên không có lịch làm việc cố định, nếu công nhân muốn đi làm thì tới làm, không muốn đi cũng không cần gọi điện xin nghỉ, miễn họ cảm thấy hạnh phúc là được. Điều thú vị chính là, phương thức quản lý mới lạ này không chỉ làm tăng năng suất mà còn làm giảm chi phí quản lý lao động.

Công ty Papua New Guinea ở Osaka, Nhật Bản cho phép nhân viên tự do đi làm mà không cần lịch làm việc cố định. (Ảnh: Video)

Để nâng cao hiệu quả công việc, nhà máy chế biến hải sản này đã bắt đầu giảm biên chế từ 5 năm về trước, nhưng họ không hề sa thải bất kỳ nhân viên nào, mà sử dụng cách loại bỏ hoàn toàn khái niệm về giờ giấc làm việc.

Hiện tại, tất cả các nhân viên của công ty đều có thể đi làm bất cứ lúc nào họ muốn. Nếu như không muốn đi làm, cũng không cần gọi điện thoại. Việc duy nhất họ cần làm chính là ghi lại thời gian làm việc trên tấm bảng trắng ở công ty, để bộ phận lãnh đạo dễ dàng quản lý.

Nhà máy này dường như không có bất kỳ quy tắc nào, tuy nhiên trên thực tế họ lại cực kỳ quan tâm tới một nguyên tắc, đó chính là – nhân viên không nên làm những việc mà họ không muốn làm. Điều đó là vì khi họ làm những điều bản thân không muốn, tốc độ làm việc sẽ rất chậm chạp. Do đó, họ đã để cho nhân viên đi làm những công việc mà họ yêu thích, hiệu quả công việc tổng thể sẽ đạt tới mức cao nhất.

Dựa trên các quy định trên, nhà máy này chủ yếu chế biến và đóng gói tôm tươi, công nhân có thể chọn làm một công việc trong chuỗi quy trình sản xuất, bao gồm: rã đông, cân, phân loại, bóc vỏ, nấu, đóng bao, hút chân không bao bì, v.v…

Nhân viên của nhà máy có thể chọn công việc mà họ thích. (Ảnh: Video)

Các quan niệm quản lý truyền thống có thể sẽ cho rằng, để công nhân quyết định thời gian và nội dung công việc sẽ tạo nên những rủi ro nhất định. Nhưng nhà máy đã quyết định thử mạo hiểm, họ tin rằng nhân viên của họ sẽ ủng hộ một công ty mang tới cho họ sự tự do trong công việc.

Kết quả cho thấy, nhà máy làm như vậy không chỉ nâng cao sức sản xuất, mà còn giảm 30% chi phí quản lý lao động. Hơn nữa sự thiếu hụt nhân viên do sắp xếp thời gian làm việc không hợp lý cũng không xảy ra thường xuyên.

Ví dụ, trong 5 năm qua, nhà máy này đã có 2 ngày mà tất cả các nhân viên đều không tới làm việc. Đánh giá sự việc này, nhà máy cho rằng, tới khi toàn bộ nhân viên cùng đi làm lại, họ có thể bù đắp cho sự thiếu hụt này.

Hiện nay, các nhân viên của nhà máy này chủ yếu là các bà mẹ, họ có thể chăm sóc con cái bị bệnh hoặc bị thương bất cứ lúc nào.

Yến Nhi

Xem thêm:

Yến Nhi

Published by
Yến Nhi

Recent Posts

Giám đốc Sở KH&CN Quảng Ngãi bị kỷ luật khiển trách

Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…

9 phút ago

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

1 giờ ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

3 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

4 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

4 giờ ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

4 giờ ago