Nhà vệ sinh ở Nhật Bản hiện đại tới mức độ nào?
- Yến Nhi
- •
Mức độ tiện nghi của nhà vệ sinh công cộng tại Nhật Bản luôn khiến rất nhiều du khách nước ngoài ngạc nhiên. Nhà vệ sinh sạch sẽ, không mùi, hiện đại đã trở thành điều rất phổ biến ở Nhật.
Hiện nay, Nhật Bản còn vượt trội hơn các quốc gia đó bởi một việc – chính là làm thế nào để giảm thiểu thời gian chờ đợi khi sử dụng nhà vệ sinh của mọi người. Nếu tỉ mỉ quan sát những nhà vệ sinh hiện đại nhất ở Nhật, có thể thấy khắp nơi đều tích hợp những công nghệ internet và các lý thuyết đã từng đạt giải Nobel.
1. Hiệu ứng Savanna
Một khu dịch vụ đường cao tốc Tomei ở tỉnh Shizuoka thành phố Numazu có kiểu nhà vệ sinh như vậy. Khi nhắc tới khu dịch vụ trên đường cao tốc, hầu hết mọi người đều cần sử dụng nhà vệ sinh nên tiện đường sẽ dừng lại nghỉ ngơi. Tuy nhiên vào mùa du lịch hoặc vào dịp mọi người trở về nhà nhiều, xe du lịch từng chiếc từng chiếc nối đuôi nhau, tình trạng người người xếp hàng dài trước cửa nhà vệ sinh là điều thường thấy.
Vậy nên nhà vệ sinh ở đây đã sử dụng một biện pháp hết sức độc đáo để giải quyết tình trạng trên – dựa vào thị giác của con người để giảm thiểu tình trạng xếp hàng. Ông Yuji Ito giám đốc trụ sở chính tại Tokyo, người chịu trách nhiệm phát triển đường cao tốc Trung Nhật đã nói rằng: “Điều quan trọng nhất là áp dụng hiệu ứng Savanna”.
Hiệu ứng Savanna chỉ những người bị lạc trong rừng cây tối tăm. Một khi phát hiện ra đồng cỏ tươi sáng (Savannah), bạn sẽ yên tâm bước về phía ánh sáng đó. Nói cách khác, cũng không khác biệt mấy so với những loài côn trùng, bướm đêm vây quanh bóng đèn.
Quan sát không gian bên trong được bố trí sát nhau của các phòng vệ sinh, các bức tường đều được chiếu sáng bằng đèn. Bức tranh trên cửa nhà vệ sinh sử dụng tông màu ấm áp, nhìn rất rõ nét. Bên cạnh đó, khu vực phía trước nơi gần tiến vào nhà vệ sinh sử dụng đèn với ánh sáng hơi tối, màu sắc được dùng để vẽ trên tường là màu xanh lam hay những tông màu lạnh. Mục đích của việc thiết kế như vậy là để “khiến cho mọi người có cảm giác khoảng cách cần đi ngắn hơn”.
Dựa theo lý thuyết khoa học, phương pháp thay đổi con người trong vô thức được gọi là “Nudge (Cú hích)”, giáo sư Richard Thaler người khởi xướng lý luận này, đã đạt giải Nobel kinh tế năm 2017.
Giáo sư Nishikawa Aya của Đại học Tokyo, người cộng đồng học thuật biết đến với “nghiên cứu tắc nghẽn”, cũng chỉ ra rằng “nhà vệ sinh của đường cao tốc Trung Quốc – Nhật Bản đã được áp dụng lý thuyết này”.
Giáo sư Nishikawa cho rằng, “Cú hích” không dựa trên những phương thức hay ngôn ngữ vốn có, mà trực tiếp tác động tới tâm lý con người, “có thể ảnh hưởng tới tất cả mọi người không phân biệt quốc tịch hay văn hóa”. Ông cho rằng áp dụng lý thuyết này có thể giảm thiểu việc xếp hàng cho du khách nước ngoài đến với Nhật trong Thế vận hội Tokyo sắp tới.
2. Mạng lưới vạn vật kết nối Internet (Iot)
Mỗi ngày có 500.000 người đi tuyến Odakyu của trạm tàu điện ngầm Shinjuku, nhà vệ sinh mới nhất được xây dựng năm 2017 có đầy đủ công nghệ Iot. Ở ngoài cửa ra vào của nhà vệ sinh này có màn hình LCD với trạng thái hiển thị hình khối. Trên những cánh cửa phòng vệ sinh đơn có gắn các thiết bị cảm biến để nhận biết việc mở, đóng cửa, thông qua hệ thống mạng để nắm bắt được tình trạng sử dụng. Ngoài ra, ban điều hành cũng chuẩn bị một ứng dụng đặc biệt để biết tình trạng sử dụng của nhà vệ sinh thông qua một chiếc điện thoại thông minh.
Vacan, một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Chiyoda-ku, Tokyo, đang mở rộng dịch vụ thông tin của mình để tìm kiếm thông tin dịch vụ về tình trạng sử dụng nhà vệ sinh văn phòng. Hiện nay, nhà vệ sinh cũng đã bước vào thời đại Internet – ngày mà nhà vệ sinh được đặt qua một chiếc điện thoại di động có thể không còn xa nữa.
Tuy nhiên, thời gian sử dụng nhà vệ sinh của người Nhật đang có xu hướng tăng dần, một trong những nguyên nhân chính là mọi người chơi game trong nhà vệ sinh. Nhưng cho dù có thoải mái như thế nào, cũng không nên có thói quen ở lâu trong nhà vệ sinh.
Yến Nhi
(Ảnh: Internet)
Xem thêm:
Từ khóa nhà vệ sinh nhà vệ sinh Nhật Bản Nhật Bản hiện đại hóa