Trước đây, đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy lòng biết ơn không chỉ mang lại lợi ích cho tâm hồn mà còn cho cả sức khỏe tinh thần. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới gần đây được công bố bởi Đại học Harvard ở Mỹ cho biết lòng biết ơn còn có thể giúp người lớn tuổi sống lâu hơn.
Trường Y tế Công của Đại học Harvard đã chỉ ra trong một thông cáo báo chí phát hành vào ngày 3/7 rằng bà Trần Anh, một nhà khoa học nghiên cứu tại Khoa Dịch tễ học, người đứng đầu nghiên cứu, đã giải thích sự khác biệt giữa nghiên cứu lần này và các nghiên cứu trước đó.
Bà Trần Anh cho biết: “Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng lòng biết ơn có tác động đến việc giảm cảm giác đau khổ về tâm lý và tăng cảm giác hạnh phúc về mặt cảm xúc. Và nghiên cứu này của chúng tôi lại cung cấp thêm một bằng chứng thực nghiệm khác so với các nghiên cứu trước đây rằng lòng biết ơn có thể kéo dài tuổi thọ ở người lớn tuổi.”
Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ 49.275 phụ nữ lớn tuổi để đánh giá mối liên hệ giữa lòng biết ơn và tỷ lệ tử vong.
Vào năm 2016, những người tham gia có độ tuổi trung bình là 79 đã tham gia trả lời các câu hỏi về lòng biết ơn. Những câu nói này bao gồm từ “Tôi có rất nhiều điều trong cuộc sống mà tôi biết ơn” đến “Nếu tôi phải liệt kê tất cả những điều tôi biết ơn thì đó sẽ là một danh sách dài”.
Và trong suốt 3 năm, tức là đến năm 2019, các nhà nghiên cứu đã theo dõi số ca tử vong ở những người tham gia này, ghi lại tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân cũng như các loại bệnh lý mà họ gặp phải như bệnh tim mạch, ung thư, bệnh hô hấp, thoái hóa thần kinh, nhiễm trùng và chấn thương.
Sau khi quan sát, kết quả bước đầu cho thấy trong tổng số 49.275 người đã có đến 4.608 trường hợp tử vong. Trong số các nguyên nhân tử vong cụ thể mà họ nghiên cứu, thì bệnh tim mạch là nguyên nhân phổ biến nhất.
Nghiên cứu cho thấy những người tham gia đạt điểm cao nhất trong bảng câu hỏi về lòng biết ơn có nguy cơ tử vong trong bốn năm tới thấp hơn 9% so với những người đạt điểm thấp nhất. Lòng biết ơn dường như đã bảo vệ họ khỏi mọi nguyên nhân gây tử vong cụ thể được nghiên cứu, trong đó nguy hiểm nhất là bệnh tim mạch.
Các nhà nghiên cứu cho biết, để định lượng chính xác hơn tác động của lòng biết ơn đối với tỷ lệ tử vong, nghiên cứu đã áp dụng “cách tiếp cận thận trọng” để kiểm soát các yếu tố nhân khẩu học, lịch sử sức khỏe và lối sống. Các yếu tố lối sống bao gồm sự tham gia xã hội, hoạt động tôn giáo và duy trì sự lạc quan, thường xảy ra cùng với lòng biết ơn.
Bà Trần Anh nói rằng các nghiên cứu trước đây cho biết có nhiều cách để nuôi dưỡng lòng biết ơn, chẳng hạn như viết ra lời cảm ơn hoặc thảo luận về những điều bạn biết ơn vài lần một tuần.
Viết ra lời cảm ơn (viết nhật ký): Hãy viết ra lời cảm ơn chân thành trước bất kể việc gì cho dù là nhỏ nhất làm bạn cảm thấy hạnh phúc trong ngày. Hãy duy trì thói quen tuyệt vời này, đến một thời điểm nhất định, cuốn sổ nhật ký đó sẽ trở thành món quà tinh thần vô giá của bạn.
Đếm hạnh phúc: Vào cuối ngày, hãy nhớ về những việc mà bạn biết ơn. Đây cũng là cách giúp bạn hòa mình vào những cảm giác hạnh phúc và biết ơn việc ấy thêm một lần nữa.
Cầu nguyện: Hãy bày tỏ lòng biết ơn trong những lời cầu nguyện, nó cũng là một cách tuyệt vời để nuôi dưỡng lòng biết ơn.
Nói lời cảm ơn: Nói lời cảm ơn với những gì mọi người coi là vô tri, chẳng hạn như cảm ơn một bữa cơm ngon giúp bạn no bụng, cảm ơn một ly nước giúp bạn giải cơn khát, cảm ơn thiên nhiên, cảm ơn không khí… hãy nói lời cảm ơn và mỉm cười với tất cả.
Bà Trần Anh nói thêm: “Thúc đẩy quá trình lão hóa lành mạnh là ưu tiên hàng đầu của sức khỏe cộng đồng”. Đây cũng là một nghiên cứu đã được công bố trên JAMA Psychiatry vào ngày 3/7.
Epoch Times trước đây đã đưa tin rằng, giáo sư tâm lý học Laurie Santos của Đại học Yale cũng cho biết việc thực hành lòng biết ơn vào mỗi buổi tối sẽ khiến bạn hạnh phúc hơn và tràn đầy năng lượng vào sáng hôm sau.
Nghiên cứu của Robert Emmons, nhà tâm lý học tại Đại học California, Davis, cũng phát hiện ra rằng chỉ một hành động đơn giản viết ra những điều may mắn trong cuộc sống có thể cải thiện đáng kể cảm xúc hạnh phúc. Vì vậy, ông Santos khuyên mọi người nên tập thói quen thực hành lòng biết ơn trước khi đi ngủ.
Trong một nghiên cứu khác, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra xem lòng biết ơn những điều tốt đẹp đã đến trong cuộc sống ảnh hưởng thế nào đến hạnh phúc của chúng ta nói chung. Các tình nguyện viên tham gia nghiên cứu được chia thành 3 nhóm: Một nhóm được yêu cầu viết về những sự kiện tiêu cực hay những điều phiền muộn, nhóm thứ 2 viết về những sự kiện khiến họ cảm thấy biết ơn, và nhóm thứ 3 là những sự kiện mang tính trung lập trong cuộc sống.
Nhóm viết về lòng biết ơn thể hiện mức độ hạnh phúc cao hơn nhiều so với hai nhóm còn lại. Các nhà nghiên cứu cho biết nghiên cứu đã đưa họ đến một kết luận quan trọng, đó là việc biết ơn một cách có ý thức về những điều tốt đẹp có thể mang lại những lợi ích về mặt cảm xúc và mối quan hệ giữa các cá nhân.
Một vài bộ óc tài ba trong kinh doanh cũng đã nói đến tầm quan trọng của việc sống một cuộc sống với tràn ngập lòng biết ơn có thể cải thiện các mối quan hệ, đặc biệt là ở môi trường làm việc:
Nhà đầu tư – tỷ phú Warren Buffett cũng thường nói về lòng biết ơn đã giúp ông đạt được thành công vang dội như hiện tại. Vào năm 2016, Buffett đã nhắc lại cảm nghĩ đã có từ lâu của mình về lòng biết ơn trong một bức thư gửi đến những cổ đông của Berkshire-Hathaway.
Ông viết: “Tôi vô cùng may mắn khi xung quanh tôi có những nhân viên xuất sắc, một đội ngũ những người quản lý điều hành tài năng, một căn phòng đầy những giám đốc khôn ngoan và dày kinh nghiệm.”
Năm 2014, tỷ phú Mark Zuckerberg là người sáng lập kiêm CEO Facebook, đã thử thách bản thân bằng cách viết một tờ giấy cảm ơn mỗi ngày để chống lại bản tính thích phê phán của mình và để bày tỏ nhiều lòng biết ơn hơn.
Có thể bạn chưa nghe kể về nhà nguyện Sistine, nhưng chắc hẳn là bạn…
Từ ngày 26/11, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển lạnh, đến đêm chính…
Từ chỗ hết lòng nghiên cứu Tây y, bác sĩ Vương Nguyên Phủ tiếp xúc…
Tùng Thiện vương có số lượng sáng tác rất phong phú bao trùm các lĩnh…
Ông Piotr Kulpa, cựu Thứ trưởng Ba Lan, khẳng định rằng Ukraine không nhận được…
Tiếng vang, tiếng trống, tiếng cung kiếm, tiếng người ngựa gào thét...