Thiền định đang trở thành xu hướng xã hội và ngày càng thịnh hành ở Mỹ. Từ lâu các nhà khoa học đã chứng minh thiền đem lại lợi ích to lớn cho tim mạch và não bộ. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, thiền tạo ra những thay đổi tích cực về gen và biểu hiện gen, tăng cường sức mạnh cho hệ miễn dịch.
Từ những năm 1970 – 1990, khí công bắt đầu nở rộ tại Trung Quốc và dần được truyền bá rộng rãi trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, hình ảnh các bậc trung niên luyện khí công tại các công viên bắt đầu phổ biến từ những năm 2000. Trong khí công, ngoài những động tác nhẹ nhàng thư thái còn có các bài tập thiền. Các thiền sinh trước đây đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao tinh thần và tâm linh. Sau khi du nhập sang phương Tây, các yếu tố tâm linh được loại bỏ, chỉ còn lại điều chỉnh thân thể mà chúng ta quen thuộc hiện nay. Yoga sâu hơn một chút cũng nhấn mạnh đến thiền định, rèn luyện ý thức của con người thay vì chỉ cải thiện sự cân bằng của cơ thể
Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy, 14% dân số trưởng thành ở Hoa Kỳ đã sử dụng các kỹ thuật thiền và phương pháp luyện tập thân – tâm khác. Tại sao thiền định trở nên phổ biến như vậy và lợi ích của nó có tác dụng gì?
Một nghiên cứu thực hiện hồi t4/2018 mới đây đã được công bố trên tạp chí của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (NAS) cho thấy thiền định có thể kích hoạt hệ thống miễn dịch của con người.
Nghiên cứu này đánh giá việc thiền định nâng cao trong 8 ngày với hơn 10 giờ mỗi ngày, và áp dụng phương pháp tiếp cận hệ thống gen toàn diện. 106 tình nguyện viên được lấy máu vào 2 thời điểm trước thiền, ngay sau khi kết thúc 8 ngày thiền và sau 3 tháng.
Các nhà khoa học đã khám phá ra chức năng điều hòa miễn dịch của thiền định thông qua con đường tín hiệu Interferon. Interferon là một nhóm các protein tự nhiên được sản xuất bởi các tế bào của hệ miễn dịch nhằm chống lại các tác nhân ngoại lai như virus, vi khuẩn, kí sinh trùng và tế bào ung thư.
Bên cạnh đó, phản ứng với stress oxy hóa, giải độc và các con đường điều chỉnh chu kỳ tế bào cũng giảm đáng kể sau khi thiền định. Đáng chú ý là 220 gen liên quan trực tiếp đến phản ứng miễn dịch, bao gồm 68 gen liên quan đến tín hiệu Interferon, đã được tăng cường mà không kích hoạt các tín hiệu viêm.
Điều này cho thấy rằng thiền, như một biện pháp can thiệp hành vi, có thể hỗ trợ hiệu quả điều trị các bệnh đặc trưng bởi tăng phản ứng viêm với hệ thống miễn dịch suy yếu ví dụ như tiểu đường, ung thư….Điều đáng ngạc nhiên là một số gen vẫn biểu hiện ở mức cao sau 3 tháng. Như vậy, hiệu quả của thiền định là lâu dài và toàn thân.
Đã có nhiều ý kiến và đề xuất sử dụng Interferon trước nhằm ngăn chặn sự lây nhiễm và điều trị COVID-19 ở giai đoạn sớm. Thuốc nhỏ mũi Interferon hàng ngày cùng với thiết bị bảo vệ cá nhân tiêu chuẩn đã được chứng minh là bảo vệ nhân viên y tế khỏi nhiễm COVID-19 trên 28 ngày. Điều thú vị là, thiền định làm tăng đáng kể lượng Interferon nội sinh giúp ngăn ngừa nhiễm virus.
Nghiên cứu cũng quan sát thấy thiền định làm giảm đáng kể các cytokine và các gen gây viêm, trong khi Covid-19 hoàn toàn ngược lại. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng bệnh nặng và kéo dài là do các cơn bão cytokine.
So sánh với biểu hiện gen của bệnh nhân Covid-19 nhẹ và nặng, các nhà khoa học nhận thấy ở những người thiền định, các gen liên quan đến cơ chế miễn dịch và kháng virus tự nhiên tăng đáng kể, biểu thị màu đỏ trên biểu đồ; trong khi đó ở những bệnh nhân COVID-19 những gen này giảm, biểu thị bằng màu lam.
Các nhà khoa học nhận định, thiền rất có thể trở thành phương pháp can thiệp sớm không dùng thuốc, giúp kích thích và tăng cường phản ứng miễn dịch, từ đó ngăn ngừa nhiễm virus và phục hồi sau COVID-19.
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, phản ứng miễn dịch ngoại vi có thể ảnh hưởng đến chức năng thần kinh, hành vi như: khả năng ghi nhớ, chức năng não, và định hướng không gian. Do đó, nhắm mục tiêu vào hệ thống miễn dịch ngoại vi bằng thiền định có thể mở ra một kỷ nguyên mới nhằm duy trì sức khỏe não bộ và sửa đổi các bệnh lý thần kinh không thể đảo ngược hiện nay.[1] [2]
Bác sĩ thần kinh và tâm thần học Juliet Morgan đã hợp tác với Tiến sĩ Meghan Jobson để tìm kiếm các phương pháp điều trị các bệnh mạn tính và các triệu chứng COVID-19 kéo dài. Những bệnh nhân tìm đến họ bị sương mù não, mệt mỏi, khó thở kéo dài nhiều tháng sau khi nhiễm COVID-19, có những người bị mất khả năng lao động trong hơn 8 tháng. Bác sĩ Morgan cho biết: “Những gì chúng tôi tìm thấy là bằng chứng quan trọng cho thấy thiền chánh niệm tạo ra những thay đổi sinh lý trong cơ thể giúp kiểm soát căng thẳng và giảm cảm giác bị cô lập.”
Các nghiên cứu của phương Tây đối với nhóm người có kinh nghiệm thiền định từ 20-30 năm nhận thấy rằng, thiền định đem lại các lợi ích to lớn sau:
Telomerase là đoạn DNA ở đầu nhiễm sắc thể, chiều dài Telomerase càng ngắn thì tần suất nguy cơ mắc các bệnh lão hóa càng cao hoặc là giảm tuổi thọ ở người. Năm 2015, một trong những nhà khoa học đoạt giải Nobel đến từ Đại học California, Los Angeles phát hiện ra rằng 12 phút thiền mỗi ngày trong 8 tuần làm tăng hoạt động của Telomerase lên 43%, cho thấy thiền có thể cải thiện rất nhiều tác động của lão hóa.
Một nghiên cứu gần đây của Viện Baker ở Melbourne cho thấy trong điều trị rung nhĩ, ngoài điều trị bằng thuốc và phẫu thuật, bạn cũng có thể tập các phương pháp như thiền, yoga để giải tỏa áp lực tâm lý của bệnh nhân và giảm nhịp tim.
Các nghiên cứu tại Hoa Kỳ cũng chỉ ra rằng, thiền trong thời gian ngắn giúp làm giảm mức trao đổi chất trong cơ thể, giảm cung lượng tim, làm chậm nhịp tim và hạ huyết áp. Mức tiêu thụ oxy của não cũng giảm đáng kể, tương đương với tình trạng nghỉ ngơi của cơ thể trong giấc ngủ sâu.
Các nhà khoa học phát hiện các tế bào thần kinh liên quan đến hạnh phúc của những người thiền trong thời gian dài nhiều hơn so với người bình thường. Vỏ não dày lên và mật độ chất xám tăng lên ở hồi hải mã, một vị trí quan trọng để học tập và ghi nhớ.
Bên cạnh các phương pháp y khoa khác, thì thiền định có thể được xem như một giải pháp bổ sung không mất tiền, hỗ trợ cho nhiều bệnh nhân mắc bệnh mạn tính và giúp kéo dài tuổi thọ, cơ thể trẻ trung và khỏe mạnh.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Thay thế và Bổ sung của các nhà nghiên cứu miễn dịch học tại Đại học Y khoa Baylor, Hoa Kỳ, cho thấy các tế bào miễn dịch của những người tập môn khí công thiền định Pháp Luân Công có một “cơ chế điều chỉnh hai chiều” độc đáo:
Trong điều kiện bình thường (không bị viêm), bạch cầu trung tính của họ có tuổi thọ cao hơn người bình thường, và chức năng thực bào (giúp tấn công các vi khuẩn ngay khi những sinh vật này xâm nhập vào cơ thể) của chúng cũng mạnh hơn, vì vậy đưa đến tác dụng tốt hơn hơn trong việc bảo vệ cơ thể.
Trong trạng thái bị viêm, một khi bạch cầu trung tính loại bỏ các tác nhân gây bệnh, lại sẽ điều hòa chuyển hóa tế bào, giúp nhanh chóng giải quyết tình trạng viêm nhiễm và tránh sự xuất hiện của hội chứng phản ứng miễn dịch quá mức cytokine.
Pháp Luân Công là một phương pháp thiền định kết hợp thực hành việc tu tâm tính theo nguyên lý “Chân – Thiện – Nhẫn” trong đời sống hàng ngày, hiện đang thu hút được sự tham gia của hàng triệu người trên thế giới.
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.
Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…
Xinh đẹp là một loại phúc báo, nhưng nhan sắc là yếu tố bên ngoài…