Trong sự cô độc lẻ loi, hãy nhớ rằng bạn là người quan trọng

Những ngày cách ly vừa qua, bạn có cảm thấy sống trong sự tự cô lập nhiều lúc rất cô đơn? May mắn là giờ đây chúng ta đã có những ứng dụng gọi điện trực tuyến như FaceTime hay Googe Meet, dù những món quà từ Internet này chưa mang lại cảm giác đồng dạng như gặp mặt trực tiếp. Các chuyên gia luôn nhấn mạnh rằng, thời điểm dịch vẫn còn thì chúng ta tốt nhất hãy giữ khoảng cách với nhau. Tuy nhiên, sự cô lập và lẻ loi không phải là những yếu tố nuôi dưỡng một tinh thần khỏe mạnh, mà ngược lại chúng thường đi kèm với những tác dụng phụ nguy hiểm.

(Ảnh: Shutterstock)

Điều gì có thể giúp bạn chống chọi với những cảm xúc tiêu cực này? Đó là hãy tự nhận thức rằng mỗi cá nhân chúng ta là một người quan trọng. Ý tưởng này nghe qua có lẽ rất không liên quan do đó dễ bị phớt lờ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khả năng nhận thức tầm quan trọng của bản thân – thậm chí còn phải nhận thức một cách sâu sắc – lại là biện pháp hỗ trợ tinh thần hữu hiệu khi bạn đối mặt với khủng hoảng.

Gordon Flett là giáo sư tâm lý tại Đại học York, đồng thời cũng là chuyên gia về chủ đề này. Một nghiên cứu của ông cho thấy mối tương quan chặt chẽ giữa việc cảm thấy bản thân mình vô dụng và hội chứng trầm cảm, cũng như những bằng chứng thuyết phục về các rủi ro sức khỏe sinh lý đối với những người thường xuyên cho rằng mình không quan trọng.

Gordon Flett (Ảnh: twitter/FlettGordon)

Trong một bài bình luận gần đây được công bố trên Tạp chí về Hội chứng rối loạn đồng thời (The Journal of Concurrent Disorders), Flett và đồng tác giả Masood Zangeneh đã nhấn mạnh tại sao khả năng nhận thức tầm quan trọng của bản thân lại cần thiết hơn bao giờ hết: Khi chúng ta trải qua khủng hoảng, việc biết rằng bản thân mình vẫn có giá trị có thể giúp bạn thích nghi và sống sót.

Theo giáo sư Flett, ý thức được tầm quan trọng của bản thân chính là hạt giống nuôi dưỡng sự kiên cường và niềm an lạc trong mỗi chúng ta. Ngược lại, cảm giác trường kỳ thấy mình vô dụng sẽ khiến chúng ta bị mất tinh thần và bị chôn vùi trong nỗi chán chường.

“Con người có một nhu cầu căn bản là được thấy sự tồn tại của mình có ý nghĩa với người khác, và mong muốn được công nhận đó cũng định hình cách người ta nhìn nhận bản thân. Tôi luôn giữ quan điểm rằng bạn không thể nào thật sự thấy thỏa mãn trong cuộc sống nếu bạn không có cảm giác rằng mình quan trọng đối với ai đó.”

(Ảnh minh họa: Shutterstock)

Giáo sư Flett khẳng định, những người có nguy cơ gặp khó khăn về tâm lý nhất trong giai đoạn cách ly này là những người trước giờ chưa hề thiết lập một ý thức về tầm quan trọng của bản thân đối với người khác. Trong trường hợp này, điều họ cần làm trước mắt là nên tìm cách khiến mình bớt cô đơn hơn và thúc đẩy những cảm giác kết nối.

“Hy vọng khi có ai đó bị cô lập, họ có thể tìm được tầm quan trọng của bản thân bằng cách gửi những thông điệp tích cực đến người khác và biết đâu sẽ nhận được hồi đáp.”

Để thúc đẩy ý thức về tầm quan trọng của một người, giáo sư Flett đã đưa ra một số đề xuất:

  • Nghe podcast: “Tôi nhận thấy chỉ cần được nghe giọng nói của người khác thôi cũng đã có tác dụng chữa lành.”
  • Đọc các mẫu chuyện về những việc đáng kinh ngạc mà mọi người đã làm cho người khác: “Điều này giúp bạn biết rằng bình thường chúng ta đều quan tâm nhau.”
  • Hướng sự chú ý của bạn vào một mối quan tâm cộng đồng nào đó.
  • Bình thường hóa trải nghiệm này, bằng cách nhắc nhở bản thân rằng, thật ra có hàng ngàn hay thậm chí hàng triệu người cũng đang ở trong tình huống như bạn.
(Ảnh: pixabay.com)

“Mọi người thường cảm thấy nặng nề khi họ luôn cố tự thuyết phục bản thân rằng mình là người duy nhất gặp phải tình huống này và không ai biết được họ đang phải trải qua cảm giác như thế nào. Tuy nhiên thật ra có rất nhiều người đồng cảnh ngộ với họ về phương diện này mà họ không biết. ‘Bạn không cô đơn’ không hề là một lời an ủi sáo rỗng.”

Cộng đồng cũng đóng một vai trò quan trọng. Về cơ bản, các nhà quản lý cần phải đồng hành cùng người dân: Hãy nói với cư dân về tầm quan trọng của họ đới với bạn. Hãy đảm bảo rằng tiếng nói của họ luôn được lắng nghe và cho mọi người cơ hội bày tỏ cảm xúc.

“Ở đây, bạn chỉ cần chủ động dành thời gian để giữ kết nối với mọi người.” Giáo sư Flett chia sẻ: “Đại diện hội đồng thành phố của chúng tôi đã thường xuyên gửi email để tất cả cư dân luôn được cập nhật thông tin và chúng tôi cũng được mời tham dự một cuộc họp với tòa thị chính qua điện thoại. Những hành động này vốn đã tạo được sự khác biệt trong mắt dân chúng trong thời thịnh huống gì là trong những lúc tồi tệ như thế này.”

Trong thời điểm căng thẳng hiện nay, hãy tập trung vào những thứ căn bản như: Thức ăn, sức khỏe và chỗ ở. Một trong những điều căn bản nữa là lòng trắc ẩn, hãy bao dung với người khác và với cả chính mình. Ý thức về tầm quan trọng của bản thân chính là điểm tựa nơi tâm hồn chúng ta có thể neo đậu và từ đó duy trì tất cả mọi hoạt động sống. Trong thời buổi cách ly, hãy nhớ rằng bạn là người quan trọng!

Đỗ Hoàng dịch (Theo Inverse)

MỜI NGHE RADIO: Thần, Phật, Chúa vì sao không giúp con người hết khổ

Xem thêm:

Đỗ Hoàng

Published by
Đỗ Hoàng

Recent Posts

Nga bắn tên lửa tầm trung, không phải ICBM — Tổng thống Putin

Trong một bài phát biểu quan trọng được phát sóng truyền hình hôm Thứ Năm,…

11 phút ago

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

6 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

7 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

7 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

8 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

9 giờ ago