Nước Mỹ thật sự là như thế nào? Nếu hỏi 100 người thì có đến 90 câu trả lời khác nhau. Chủ đề này gần đây lại trở nên hot trên Internet khi hai sinh viên du học, một người đến từ Hồng Kông, một người đến từ Thượng Hải có cái nhìn hoàn toàn khác nhau về nước Mỹ.
Chúng ta hãy cùng xem sự khác biệt về nước Mỹ qua cảm nhận của hai du học sinh trong bài viết dưới đây.
A. Yucheng Tu là cô gái đến từ Thượng Hải, tốt nghiệp ở một trường đại học danh tiếng, đã từng sống ở Madison (thuộc bang Wisconsin) của Mỹ trong 3 năm, dưới đây là một số điểm làm cô cảm thấy ngạc nhiên khi ở Mỹ:
Trước khi đến Mỹ, tôi nghe nói ở đây có tồn tại vấn đề cân nặng. Khi đến đây tôi càng ngạc nhiên hơn. Trong suy nghĩ của tôi thì chỉ số “cân nặng cao” chỉ là hơi mập một chút, hoàn toàn không nghĩ rằng rất nhiều người Mỹ có cân nặng hơn 130kg.
Ở đây nhiều món ngon đến nỗi mà tôi không thể nhớ hết được. Có rất nhiều loại món ăn để lựa chọn vào mỗi dịp cuối tuần như các món của Thái Lan, Pháp, Ấn Độ, Trung Đông, Italy, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản và Địa Trung Hải. Thực đơn của mỗi một nhà hàng đều có phong cách riêng.
Chí ít thì một thành phố nhỏ như Madison thực sự rất đẹp. Trước giờ tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình lại có thể sống ở một nơi nhiều cây xanh đến vậy, tiếng chim hót, tiếng nước chảy, ra khỏi cửa là có thể nhìn thấy sóc, chim, vịt và thỏ.
Ở Mỹ có rất nhiều người bằng tuổi tôi có đến 2-4 anh chị em. Có người còn có đến 7 anh chị em. Làm tôi được mở rộng tầm mắt.
B. Du học sinh thứ hai đến từ Hồng Kông có tên Bruce Li (còn gọi là Bruce Lee – Lý Tiểu Long). Nhìn nhận của người này về nước Mỹ như sau:
Tôi chỉ nói đơn giản về một phép nhân chia, ví dụ như tính số tiền chiết khấu. Có nhiều lần khi tôi xếp hàng đợi tính tiền, thấy người thu ngân gặp khó khăn vì một phép tính đơn giản. Ở Hồng Kông, một đứa bé 8 tuổi có thành tích trung bình cũng có thể tính ra ngay được.
Khi còn học đại học ở Hồng Kông, vì môn toán kém, nên tôi đã không lựa chọn vào khoa có tính công nghệ. Sang Mỹ, tôi lựa chọn môn tự chọn là toán học thống kê, tôi cũng được học lại toán học của người Mỹ.
Môn học này chỉ liên quan đến một vài công thức và phương trình đơn giản, đều là những thứ mà tôi đã học khi học trung học ở Hồng Kông. Mặc dù các giáo viên ở Mỹ đã giảng rất kỹ càng, nhưng có một số sinh viên vẫn không hiểu. Mặc dù tôi không được học ở Harvard hay các trường đại học Ivy League khác, nhưng ít nhất thì đây cũng là trường đại học công lập tốt nhất ở tiểu bang này. Toán học của họ rất tệ, nó làm tôi thực sự khó tin.
Ở Mỹ có rất nhiều các dân tộc khác nhau, bao gồm người da trắng, người da đen, người châu Á, người Ấn Độ, nhưng họ đều sinh sống ở khu vực riêng của mình. Sinh hoạt và văn hóa cũng không pha trộn với nhau, rất ít khi nhìn thấy các dân tộc khác ở cùng nhau.
Thú vị hơn, trong cộng đồng người Hoa cũng có rất nhiều những “vòng tròn sinh sống” khác nhau. Trường đại học của tôi có rất nhiều sinh viên đến từ Châu Á. Ở Hồng Kông, 90% dân số nói tiếng Quảng Đông, vì vậy ở trường nhìn thấy những nhóm người khác nhau nói tiếng Hoa càng làm tôi được mở rộng tầm mắt hơn, gồm: Người Hoa được sinh ra ở Mỹ, người Quảng Đông di cư từ Đại Lục đến, người Hồng Kông di cư đến, từ phía Bắc của Đại Lục di cư đến hay những người đến Mỹ du học nói tiếng Hoa, còn có người Đài Loan. Người Hàn Quốc và Nhật bản cũng có vòng tròn sinh sống của mình. Đúng là rất đa dạng, vậy thì “lò nung chảy” ở chỗ nào nhỉ?
Người ngoại quốc thông qua các bộ phim Hollywood hoặc thông qua du dịch mà hiểu hơn về nước Mỹ. Do đó người ta thường cho rằng toàn bộ nước Mỹ đều giống như trong những tác phẩm điện ảnh hoặc những bức ảnh của những người đến Mỹ du lịch. Tuy nhiên sự thật lại không phải như vậy.
Tôi sống ở một thị trấn nhỏ, mọi người mà tôi gặp ở đây là những người thân thiện nhất. Không giống như người Hồng Kông thường khá thô lỗ, không thân thiện đối với người lạ.
Nhưng khi tôi đến New York du lịch, tình huống lại hoàn toàn khác hẳn. Ở NewYork, quan hệ giữa những người lạ và ý thức tham gia thông so với những thị trấn nhỏ là hoàn toàn khác biệt.
Một gia đình ở một thị trấn nhỏ nói với tôi rằng họ rất sợ lái xe ở New York, bởi vì đa số tài xế ở đó sẽ không nhường cho bạn đổi làn đường, vượt trước đầu xe họ. Một người bạn ở New York còn nói với tôi, khi dừng xe ở đây nhất định phải bỏ túi sách và đồ đạc cá nhân sau cốp xe. Ở thị trấn nhỏ thì tôi không cần thiết phải làm như vậy.
Tôi cũng phát hiện có một số người vô gia cư ở các thành phố lớn còn biết nói tiếng Trung. Có lần tôi đứng đợi xe ở một trạm xe buýt thuộc Manhattan, đột nhiên có một chàng trai da đen đi qua mỉm cười và hỏi tôi bằng tiếng Trung một cách rất hoàn hảo: “Bạn khỏe không?”. Vì người Mỹ thường mỉm cười với những người lạ nên mới đầu tôi hoàn toàn không nhận ra anh ấy là người vô gia cư.
Tôi dùng tiếng Trung chào hỏi lại anh chàng đó, sau đó anh ta hỏi tôi có phải là người Trung quốc không, có vài đồng xu lẻ cho anh ta không? Tôi đang do dự không biết phải làm thế nào, thì có 2 cảnh sát đến và đưa anh ta đi. Khi đó tôi nghĩ “Cuộc sống ở New York quả là không hề đơn giản, ăn xin cũng phải học ngoại ngữ”.
Những kinh nghiệm trên đủ để tôi hiểu rằng, không thể một lời mà nói hết về nước Mỹ được. Đây là một quốc gia rộng lớn với trăm ngàn hình thái khác nhau.
Những vụ xả súng ở Mỹ nổi tiếng thế giới và cũng là một chủ đề nóng ở đất nước này. Tôi nghĩ rằng, không ít những sinh viên ở Hồng Kông chưa từng đến nước Mỹ, nhưng vì cho rằng sống ở đây rất nguy hiểm nên đã lựa chọn đi du học ở những nước khác, càng không nói đến việc di cư đến đây sống.
Họ không muốn sống ở một đất nước mà người dân được phép giữ súng trong nhà và cho rằng nếu nhà nhà đều được giữ súng như vậy, thì bạn hoàn toàn sẽ không biết được một ngày nào đó sẽ có kẻ điên “đại khai sát giới”. Kỳ thực tình huống ở đây hoàn toàn không như vậy.
Có thể vì Hồng Kông quá nhỏ, không có nhiều địa điểm đẹp. Vì vậy vào mỗi dịp nghỉ lễ, sân bay lại tấp nập những người Hồng Kông muốn sang Đài Loan, Nhật Bản, Thái Lan v.v…
Sau này tôi mới nhận ra nước Mỹ thật rộng lớn, văn hoá vô cùng đa dạng, đi du lịch các nơi khác nhau ở Mỹ, có thể đem lại cho khách du lịch rất nhiều trải nghiệm khác nhau.
Tôi từng là người có quan điểm như trên. Đặc biệt là những người Trung Quốc lớn tuổi, đối với “chết” và “ma quỷ” thường rất kiêng kỵ và ít nói đến, thường dùng những từ khác để thay thế những từ kiêng kỵ.
Sau khi sống ở Mỹ vài năm, tôi phát hiện người Mỹ cũng có những điều kiêng kỵ. Điều đầu tiên trong đó chính là vấn đề chủng tộc và mối quan hệ giữa các dân tộc khác nhau. Người Mỹ thường không hay nói về vấn đề này, hoặc khi không có người dân tộc khác ở đó mới nói ra cái nhìn thật sự của mình.
Một lần khi tôi ở trong phòng thí nghiệm để giúp các sinh viên khác. Lúc đó chỉ có duy nhất tôi là người Châu Á, còn lại đều là người da trắng. Vì vậy mới có cơ hội nghe thấy những suy nghĩ thật sự của họ.
Có thể là do tôi nói không nhiều, đa số là nghe họ nói chuyện, nên sau đó họ đã quên mất sự tồn tại của tôi mà dám thẳng thắn nói ra suy nghĩ của mình.
Ngoài ra một điều cấm kỵ nữa là từ “béo”. Cho dù đó là sự thật, nhưng nếu bạn nói với người khác “Bạn béo rồi” hoặc “Bạn gần đây phát tướng rồi” thì khi đó bạn cũng giống như phạm lỗi vậy. Thật may là tôi từ trước tới giờ chưa phạm phải lỗi này.
Ngoại hình bề ngoài có thể khác nhau, nhưng nội tâm thì ai cũng giống nhau, đều có khát vọng được yêu thương và được tôn trọng.
Mỗi lần tôi tự giới thiệu về mình, đều xảy ra những tình huống thế này:
– Tôi là Bruce, đến từ Hồng Kông.
– Đừng nói họ của bạn là Lee đấy nhé?
– Đúng vậy, tôi họ Lý.
– Không thể nào. Tôi cũng được gọi là Janet Jackson (Nếu đây là người da đen)
Hoặc là: – Bruce Lee! Bạn là Bruce Lee, tôi không tin.
Khi đó tôi chẳng còn cách nào khác ngoài việc lấy giấy tờ tuỳ thân cho họ xem tên của tôi đúng là Bruce Li.
Theo SecretChina
Thu Hà
Xem thêm:
Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…
Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…