“Báo cáo Khảo sát Tiêu chuẩn Học tập Toàn cầu” mới nhất của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) nhận định, kỹ năng toán và đọc của thanh thiếu niên ở hàng chục quốc gia suy giảm chưa từng thấy, việc đóng cửa trường học do dịch COVID-19 chỉ là một phần lý do.
Reuters đưa tin, ngày 5/12, OECD có trụ sở tại Paris, Pháp, đã công bố báo cáo khảo sát tiêu chuẩn học tập toàn cầu mới nhất.
Thanh thiếu niên 15 tuổi đến từ 81 quốc gia đã tham gia bài kiểm tra của “Chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế” (PISA) của OECD. Kết quả cho thấy, 25% thanh thiếu niên có kết quả kém ở các môn toán, đọc và khoa học.
“Rất vui được ra mắt báo cáo OECDPISA ngày hôm nay, với Denys_Shmyhal, JuHoLeeEd, moriyama_kobe, haridusmin và SchleicherOECD. Đây là nỗ lực quy mô lớn đầu tiên, nhằm nắm bắt kết quả học tập và sức khỏe của học sinh trước và trong đại dịch COVID-19.”
Năm 2022, khoảng 700.000 thanh thiếu niên ở 38 quốc gia thành viên phát triển lớn của OECD và 44 quốc gia không phải thành viên, đã làm bài kiểm tra PISA kéo dài 2 giờ mới nhất.
Kết quả này được các nhà hoạch định chính sách quốc gia theo dõi chặt chẽ, và được coi là dự án đánh giá hiệu quả giáo dục quốc tế lớn nhất.
So với kết quả kỳ thi PISA 2018, điểm trung bình môn đọc của thanh thiếu niên các nước thành viên OECD giảm 10 điểm, môn toán giảm 15 điểm. Mức giảm này tương đương với việc giảm 3/4 khối lượng học tập bình thường của thanh thiếu niên trong một năm.
OECD cho biết, trong khi điểm môn toán giảm hơn một nửa trong số 81 quốc gia tham gia kỳ thi này, thì thanh thiếu niên ở Đức, Iceland, Hà Lan, Na Uy và Ba Lan lại chứng kiến sự sụt giảm tồi tệ nhất.
Trong đó, học sinh Singapore có điểm cao nhất ở các môn toán, đọc và khoa học. Kết quả bài thi PISA cho thấy, khả năng học tập trung bình của những học sinh này cao hơn các bạn cùng trang lứa ở các nước thành viên OECD từ 3-5 năm.
Ma Cao, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Estonia và Canada đều đạt thành tích tốt về môn toán và khoa học.
Ở môn đọc, Ireland, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan nhận được điểm số cao nhất. Trong đó, Ireland và Nhật Bản đặc biệt đáng chú ý, vì chi tiêu cho mỗi học sinh của họ không cao hơn mức trung bình của OECD.
Ngoài ra, kết quả kỳ thi PISA 2022 cũng cho thấy, cứ 4 thanh thiếu niên thì có 1 học sinh học kém môn toán, đọc và khoa học, nghĩa là các em không thể sử dụng các thuật toán cơ bản, hoặc giải thích các văn tự đơn giản.
Về vấn đề này, OECD cho biết, kể từ khi bài kiểm tra PISA thường được tiến hành 3 năm một lần đối với học sinh 15 tuổi trên khắp thế giới, bắt đầu vào năm 2000, kết quả bài kiểm tra lần này đã có sự sụt giảm lớn nhất.
Tại một cuộc họp báo với các kênh thông tin đại chúng, Giám đốc Giáo dục OECD Andreas Schleicher cho biết, COVID-19 có thể đóng một vai trò nào đó, nhưng ông không đánh giá quá cao vai trò của nó.
Ông nói, có những yếu tố cấu trúc tiềm ẩn về phương diện giáo dục trên khắp thế giới, có nhiều khả năng trở thành đặc điểm lâu dài của hệ thống giáo dục của chúng ta, và các nhà hoạch định chính sách quốc gia nên xem xét một cách nghiêm túc.
Học sinh ở những quốc gia cung cấp thêm sự hỗ trợ của giáo viên trong thời gian trường học đóng cửa vì dịch COVID-19 có điểm kiểm tra cao hơn. Học sinh ở những quốc gia nơi giáo viên dễ dàng tiếp cận các khoản trợ cấp đặc biệt thường có thành tích tốt hơn.
Các quốc gia có điểm kiểm tra PISA kém hơn ở học sinh 15 tuổi thường liên quan đến các yếu tố như tỷ lệ sử dụng điện thoại di động thường cao hơn, hoặc các trường học báo cáo tình trạng thiếu giáo viên.
OECD tin rằng sự suy giảm các kỹ năng toán, đọc và khoa học này là không thể tránh khỏi.
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…