Đời Sống

Tại sao bạn nên làm sạch lưỡi hai lần một ngày?

Lưỡi là một phần thiết yếu trong quá trình ăn uống và đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe răng miệng tổng thể. Tuy nhiên, nhiều người thường bỏ qua việc làm sạch lưỡi, dẫn đến sự tích tụ vi khuẩn, mùi hôi và các vấn đề sức khỏe khác. Việc làm sạch lưỡi hai lần một ngày không chỉ giúp loại bỏ mảng bám và vi khuẩn mà còn cải thiện cảm giác vị giác, giữ cho hơi thở luôn thơm mát.

Khi đánh răng hàng ngày, bạn có thể dùng bàn chải để chải lưỡi. (Ảnh minh họa: Shutterstock)

Lưỡi là một bộ phận quan trọng của cơ thể

Giáo sư Dileep Sharma chuyên về sức khỏe răng miệng tại Đại học Newcastle ở Australia, viết trên trang web The Conversation rằng khi các bác sĩ khám miệng, họ cũng sẽ xem xét màu sắc và tình trạng của lưỡi. Điều này không chỉ cung cấp dữ liệu quan trọng để xác định sức khỏe răng miệng, mà còn phản ánh sức khỏe tổng thể và khả năng miễn dịch của bạn.

Ông Sharma cho biết lưỡi đóng vai trò quan trọng trong các chức năng như ăn uống và nói. Đây là một cơ quan cơ bắp được cấu tạo từ tám cặp cơ, giúp lưỡi có khả năng di chuyển linh hoạt.

Bề mặt của lưỡi được bao phủ bởi các gai lưỡi có thể nhìn thấy. Số lượng gai lưỡi này dao động từ 200.000 đến 300.000. Tuy nhiên, không phải tất cả đều là nụ vị giác; chỉ một phần nhỏ trong số đó chứa các nụ vị giác.

Người trưởng thành có thể có tới 10.000 nụ vị giác, nhưng chúng ta không thể nhìn thấy chúng bằng mắt thường. Các nụ vị giác này chủ yếu tập trung ở đầu, hai bên và phía sau lưỡi.

Lưỡi khỏe mạnh thường có màu hồng, nhưng sắc thái màu có thể khác nhau ở mỗi người, dao động từ hồng đậm đến hồng nhạt.

Một lớp phủ màu trắng nhẹ trên lưỡi là bình thường; tuy nhiên, những thay đổi hoặc sự đổi màu đáng kể có thể là dấu hiệu của bệnh tật hoặc các vấn đề sức khỏe khác.

Nên làm sạch lưỡi như thế nào?

Ông Sharma chỉ ra rằng việc làm sạch lưỡi có thể thực hiện khi đánh răng, chỉ mất từ 10 đến 15 giây mỗi lần. Tuy nhiên, đây là một cách rất hiệu quả để kiểm tra sức khỏe.

Khi đánh răng, bạn có thể sử dụng bàn chải để chải lưỡi. Việc này sẽ giúp loại bỏ các mảnh vụn thức ăn và ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ trên bề mặt thô ráp của lưỡi. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng dụng cụ cạo lưỡi làm bằng kim loại hoặc nhựa.

Dụng cụ cạo lưỡi đặc biệt hiệu quả trong việc loại bỏ vi khuẩn ẩn trên bề mặt lưỡi. Đây là cách giúp cải thiện tình trạng vi khuẩn gây hôi miệng.

Khi làm sạch lưỡi hai lần mỗi ngày, bạn cũng có cơ hội kiểm tra tình trạng của lưỡi để phát hiện những dấu hiệu bất thường, từ đó có thể đưa ra các giải pháp kịp thời. Đặc biệt, sau khi làm sạch lưỡi, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy những điều sau đây:

Lưỡi trắng

Những người khỏe mạnh thường có lớp phủ màu trắng trên lưỡi, điều này có thể xảy ra nếu bạn ngừng làm sạch lưỡi, thậm chí chỉ trong vài ngày.

Trong trường hợp này, các mảnh thức ăn và vi sinh vật có thể tích tụ và gây ra mảng bám. Chỉ cần cạo hoặc lau là có thể loại bỏ lớp rêu trắng trên lưỡi và vi sinh vật này.

Loại bỏ vi sinh vật cũng sẽ giảm nguy cơ nhiễm trùng mãn tính, có thể lây lan sang các cơ quan khác và gây ra bệnh nghiêm trọng.

Lưỡi vàng

Hiện tượng này có thể do nhiễm nấm (hay còn gọi là bệnh tưa miệng). Bệnh tưa miệng thường gặp ở người lớn tuổi, đặc biệt là những người thường xuyên sử dụng thuốc tây hoặc mắc bệnh tiểu đường. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ em và thanh niên khi hệ thống miễn dịch bị ức chế tạm thời hoặc khi sử dụng kháng sinh.

Lưỡi đen

Hút thuốc hoặc tiêu thụ một lượng lớn thực phẩm, đồ uống có màu sẫm (chẳng hạn như trà và cà phê) hay các món ăn có chứa nghệ cũng có thể khiến lưỡi xuất hiện các mảng bám. Đây gọi là chứng lưỡi lông đen. Đây không phải là tóc, mà là sự phát triển quá mức của vi khuẩn do vệ sinh răng miệng kém.

Các mảng màu hồng

Một mảng màu hồng được bao quanh bởi viền trắng khiến lưỡi của bạn trông giống như một tấm bản đồ. Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra tình trạng này vẫn chưa rõ ràng và thường không cần điều trị.

Đau và viêm

Lưỡi đỏ và đau có thể do bạn đang gặp các vấn đề sau:

– Thiếu chất dinh dưỡng như axit folic hoặc vitamin B12.

– Mắc bệnh thiếu máu ác tính, bệnh Kawasaki và sốt ban đỏ.

– Bệnh viêm lưỡi.

– Chấn thương do đồ uống hoặc thức ăn nóng.

– Các vết loét như vết loét lạnh.

Khô miệng và lưỡi

Nhiều loại thuốc có thể gây ra triệu chứng khô miệng, còn được gọi là xerostomia. Nếu miệng bạn rất khô, bạn có thể cảm thấy đau nhức.

Ung thư

Nếu bạn có các mảng trắng hoặc đỏ tồn tại lâu ngày hoặc ngày càng tăng trên lưỡi mà không thể loại bỏ bằng cách cạo, bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Những khu vực này có nguy cơ cao mắc ung thư. Nếu việc xét nghiệm bị trì hoãn, tỷ lệ sống sót của bệnh ung thư miệng sẽ giảm đáng kể.

Trúc Nhi biên dịch

Trúc Nhi

Published by
Trúc Nhi

Recent Posts

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

50 giây ago

Tiệm vàng tại Nghệ An mở sổ tiết kiệm như ngân hàng

Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…

23 phút ago

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

1 giờ ago

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

1 giờ ago

Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ

Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…

1 giờ ago

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

2 giờ ago