Tài xế Nhật đình công theo cách khác thường: chạy xe, không thu tiền

Đầu tuần vừa qua, các tài xế xe buýt làm việc cho Ryobi Group ở Okayama, Nhật Bản đã xuống đường đình công theo cách khác thường. Mặc dù đang đình công, các công nhân này vẫn tiếp tục thực hiện công việc của mình, lái xe theo các tuyến đường mà họ đảm trách, nhưng từ chối nhận tiền vé của hành khách. 

Tài xế phủ một tấm vải trắng lên giá thu tiền vé (Ảnh: Twitter/@mipourako)

Xe buýt mới của hãng Megurin bắt đầu hoạt động vào ngày 27 tháng 4 với một số tuyến đường trùng với hành trình của hãng Ryobi với giá vé rẻ hơn. Không chỉ vậy, xe buýt Megurin còn được thiết kế ‘mặt tiền’ khá dễ thương.

Điều này khiến các tài xế của Ryobi cảm thấy miếng cơm manh áo của họ đang bị ‘đe dọa’ và kiến nghị quản lý cần có cải tiến để công việc của họ được đảm bảo trước sức ép của đối thủ cạnh tranh. Nhưng dường như quản lý của Ryobi không để tâm nhiều đến yêu cầu này cũng như lời cảnh báo về một cuộc đình công từ phía nhân viên của họ.

(Ảnh: anpan_2634)

Trong trường hợp khi có đình công, quản lý có thể áp dụng biện pháp đình chỉ việc của lái xe, kêu gọi công chúng về phía họ bằng cách nói rằng những lái xe này đang đặt nhu cầu của bản thân lên trước cộng đồng. Vì vậy, để chứng minh rằng trường hợp này không như vậy, các tài xế của Ryobi vẫn đến làm đúng giờ, lái xe đúng tuyến, nhưng không thực hiện một phần công việc của mình – đó là miễn phí xe buýt cho tất cả hành khách!

Cuộc đình công miễn phí giá vé xảy ra cùng với chuyến đi đầu tiên của Megurin.

Đây không phải là lần đầu tiên một cuộc đình công như vậy xảy ra ở Nhật Bản hoặc trên toàn thế giới. Cả Brisbane và Sydney đều đã tổ chức những ngày miễn phí như một phần của các tranh chấp lao động trong năm ngoái. Trường hợp được báo cáo sớm nhất về “cuộc đình công giá vé” là một cuộc biểu tình của công nhân xe điện Cleveland năm 1944, và các trường hợp tương tự liên quan đến các dịch vụ khác đã xảy ra trước đó ở châu Âu và châu Mỹ Latinh.

Nhiều độc giả tự hỏi liệu nó có thực sự đem lại lợi ích tốt nhất cho những công nhân kia hay không. Có ý kiến ủng hộ và khen ngợi, nhưng cũng có người băn khoăn rằng làm như vậy liệu có gây áp lực quá lớn lên các nhà quản lý của công ty hay không.

Có độc giả nói: “Tôi nghĩ đó là một cách tốt để bảo vệ hình ảnh công ty về lâu về dài, nhưng tôi tự hỏi điều này ảnh hưởng ra sao đến việc thương lượng giữa hai bên.”

Có rất nhiều yếu tố sẽ ảnh hưởng đến kết quả của sự phản kháng lao động này, nhưng nó là một thử nghiệm thú vị để xem cuộc đình công như thế nào sẽ có hiệu quả trong văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản giữa quản lý, công nhân và hành khách.

Các lái xe Ryobi đang tìm kiếm sự đảm bảo cho công việc của họ trong khi đình công trước một công ty xe buýt rẻ hơn, và việc bảo vệ hình ảnh và mối quan hệ của họ với hành khách là rất quan trọng. Vì vậy, nó có lẽ nó là một động thái khôn ngoan cho tất cả những ai tham gia.

Theo Japan Today
Minh Minh

Xem thêm:

Minh Minh

Published by
Minh Minh

Recent Posts

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol bị phế truất

Toàn bộ 8 thẩm phán thuộc Tòa Hiến pháp Hàn Quốc đều nhất trí việc…

13 phút ago

Tổng thống Trump ủng hộ lãnh đạo cánh cữu Le Pen của Pháp

Tổng thống Mỹ Donald Trump, phó tổng thống JD Vance và tỷ phú Elon Musk…

36 phút ago

TikTok đối mặt với mức phạt hơn 500 triệu euro vì truyền dữ liệu EU sang Trung Quốc

TikTok sắp đối mặt với khoản phạt vi phạm quyền riêng tư hơn 500 triệu…

1 giờ ago

Học sinh THCS và THPT sẽ học 2 buổi mỗi ngày trên trường

Hiện bậc tiểu học đã bắt buộc dạy 2 buổi/ngày, THCS và THPT hướng tới…

1 giờ ago

Tòa nhà sụp ở Bangkok: Thái Lan điều tra, công ty Trung Quốc bỏ trốn trong đêm

Bị ảnh hưởng bởi trận động đất mạnh 7,7 độ richter xảy ra ở Myanmar…

2 giờ ago

ĐCSTQ áp đặt thuế quan trả đũa Mỹ, ông Trump: Bắc Kinh đã đi sai nước cờ

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Tư (ngày 2/4) tuyên bố áp thuế quan…

3 giờ ago