Tại thị trấn Longyearbyen ở Na Uy – thị trấn gần Cực Bắc nhất thế giới, cái chết bị coi là “bất hợp pháp”. Vậy nguyên nhân là vì sao?
Longyearbyen là điểm định cư lớn nhất và là trung tâm hành chính của Svalbard, Na Uy. Năm 2008, thị trấn này có 2.040 cư dân. Longyearbyen nằm tại thung lũng Longyeardalen và ven bờ Adventfjorden, một vịnh thuộc vịnh hẹp Isfjorden nằm ở bờ biển phía tây của đảo Spitsbergen.
Từ năm 2002, Hội đồng cộng đồng Longyearbyen đã có được nhiều trách nhiệm giống như một khu tự quản, bao gồm các tiện ích, cơ sở giáo dục, văn hóa, cứu hỏa, đường bộ và cảng. Thị trấn này cũng là trụ sở của Thống đốc Svalbard và là thị trấn gần Cực Bắc nhất thế giới.
Trong một năm, Longyearbyen có 116 ngày chỉ có ban đêm và 100 ngày chỉ có ban ngày. Từ đầu tháng 11 tới đầu tháng 2, thị trấn này được ngự trị hoàn toàn bởi màn đêm. Đến giữa tháng 4 sẽ xuất hiện hiện tượng “mặt trời giữa đêm” và kéo dài đến cuối tháng 8. Hầu hết mọi người đều chào đón hiện tượng mới lạ này, nhưng sau một thời gian dài đằng đẵng như thế, cái hào hứng ban đầu sẽ dần biến mất. Các thói quen sinh hoạt của người dân cũng phải thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh tự nhiên. Ví dụ như giấc ngủ đêm được diễn ra trong ánh nắng chói chang của ban ngày.
Tuy sống trong khí hậu khắc nghiệt, nhưng Longyearbyen được đánh giá là địa điểm thu hút nhiều khách du lịch. Du khách có thể tham gia chèo thuyền kayak, trượt xe tuyết có động cơ và ngồi trên những xe kéo của chó, tận hưởng tuyết và băng cùng đất trời.
Những ngôi nhà đầy màu sắc giữa mênh mông băng tuyết trắng là một nét đặc trưng ở thị trấn Longyearbyen. Nhìn vào khung cảnh thơ mộng cùng mật độ dân số đông đúc, không ai có thể tin nổi Longyearbyen có một luật lệ rất khác thường – “Cấm người dân được chết”.
Nằm trên vòng Bắc Cực, nơi đây có nhiệt độ dưới -15 độ C, đôi khi xuống tới -25,6 độ C, điều đó đồng nghĩa với mặt đất và những thứ được chôn vùi dưới lòng đất Longyearbyen sẽ ở trạng thái đóng băng gần như vĩnh viễn, dù nhiệt độ bề mặt tăng lên trong mùa hè.
Theo New York Post, cái chết bị nghiêm cấm ở đây từ năm 1950, khi người ta phát hiện những thi thể trong nghĩa trang địa phương không bị phân huỷ dưới tầng đất bị đóng băng. Năm 1990, khi các nhà khoa học khai quật một số xác chết để tìm hiểu hiệu ứng đóng băng vĩnh viễn, họ phát hiện ra trong thi thể một người chết vì bệnh cúm vào năm 1918, virus chết người này còn sống, được bảo quản trong tình trạng tốt và vẫn có khả năng lây lan.
Cơ thể người chết không bị phân hủy còn thu hút các loài động vật hoang dã (như gấu Bắc Cực) nên những người sắp chết ở thị trấn này đều được vận chuyển bằng máy bay tới phần đất liền ở Na Uy để chôn cất. Nghĩa trang nhỏ của thị trấn đã ngừng việc chôn cất từ cách đây hơn 70 năm.
Nếu phát hiện bị bệnh, người dân cũng phải di chuyển đến nơi khác để chữa trị. Đột tử là một trong các hành vi bị xếp vào hành vi “vi phạm pháp luật”. Tại đảo này không có nhà dưỡng lão hay bệnh viện. Phụ nữ mang thai cũng phải rời khỏi đảo vài tuần trước khi sinh và chỉ trở về nhà khi em bé đã chào đời.
Việc cấm người chết không phải chuyện mới. Vào thế kỷ 5 trước Công nguyên, đảo Delos ở Hy Lạp cổ cũng cấm người qua đời vì đây là nơi linh thiêng. Ngày nay, đảo Itsukushima của Nhật Bản cũng có quy định như vậy.
Nghe thì đáng sợ nhưng Longyearbyen lại là nơi tuyệt đẹp, chỉ nhìn hình ảnh thôi cũng khiến bạn bị cuốn hút không thể rời mắt. Thị trấn Longyearbyen phủ đầy tuyết trắng lạnh lẽo nhưng lại được sưởi ấm bởi những dãy nhà đầy màu sắc chắc chắn là một địa điểm thú vị để bạn trải nghiệm cùng bạn bè. Và tất nhiên, bạn cũng sẽ “không được chết” ở đây đâu nhé!
Minh Minh
Xem thêm:
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…