Có người đi du lịch vì yêu thích khám phá, muốn trải nghiệm nền văn hóa hay những tinh túy ẩm thực của mỗi vùng miền, mỗi quốc gia; trong khi những người khác lại muốn đến một đất nước xa xôi nào đó với hy vọng có thể khám phá lịch sử và thiên nhiên của vùng sở tại, … có khi nào bạn nghĩ rằng bạn sẽ phạm pháp khi ở nước ngoài không?

Nhưng bất kể lý do để bạn “xuất ngoại” là gì, thì bạn cũng cần biết rằng ở một số quốc gia có những quy tắc, quy định và luật lệ quy định những điều “cấm” mà dường như quá lạ lẫm với bạn, trong đó có những quy định có thể ảnh hưởng tới lợi ích của bạn, vì bạn có thể bị lĩnh phạt nếu không biết và tuân thủ.

Dưới đây là 20 điều cấm trên thế giới mà bạn có thể không hay biết:

1. Không được để trẻ đi bộ cùng xe hỗ trợ tập đi ở Canada

điều cấm, luật pháp
(Ảnh: Shutterstock)

Quy định cấm trẻ em đi bộ cùng xe tập đi của chính phủ Canada là vì sự an toàn của trẻ nhỏ. Xe tập đi dường như là công cụ có thể hỗ trợ bé của bạn vận động, nhưng trẻ nhỏ Canada sẽ phải túc tắc từng bước bò và lân từng bước từng bước trước khi chúng có thể bước đi mà không hề có sự trợ giúp của xe tập đi, bởi sản phẩm này bị cấm vào năm 2004 vì theo nhận định của chính phủ Canada là chúng quá không an toàn.

CDC News Canada cho hay, người Canada nào bị phát hiện sử dụng xe tập đi hoặc bán xe tập đi có thể phải đối mặt với mức phạt lên tới 100.000 Đô la Canada.

2. Tóc mullet và tóc đuôi ngựa chỉ là hai trong số “những kiểu tóc của người phương Tây” bị cấm ở Iran

Embed from Getty Images

Kiểu tóc mullet và đuôi ngựa bị cấm ở Iran.

Kể từ năm 2010, Iran đã ban hành lệnh cấm tóc kiểu tóc mullet. Theo The Guardianmullet không phải là kiểu tóc duy nhất bị cấm ở quốc gia này, những kiểu tóc phương Tây khác cùng chung số phận bao gồm tóc “đuôi ngựa, và tóc dài, và dùng gel đối với nam giới” đều không được phép.

3. Ở Tây Tạng, bạn không được phép “đầu thai” nếu không được chính phủ Trung Quốc cho phép

buddha

Chính phủ Trung Quốc ban hành một điều luật để quản việc luân hồi của các tu sĩ Phật giáo Tây Tạng. Điều luật quy định rằng họ chỉ được phép chuyển sinh khi được chính phủ Trung Quốc cho phép. Pháp lệnh Số 4 về Tự do Tôn giáo Nhà nước này đã được thông qua năm 2007.

Việc áp dụng điều luật này là cực kỳ phi lý và thực tế là không thể thực thi. Trên thực tế nó dường như được tạo ra chỉ để xúc phạm Đức Đạt Lai Lạt Ma và hạn chế ảnh hưởng của ông với công chúng.

4. Kẹo cao su bị cấm ở Singapore

chewing gum is not allowed in singapore
Nhai kẹo cao su không được tán thành ở Singapore. (Ảnh: Matt Ragen/Shutterstock)

Có một số điều luật “bất thường” ở Singapore. Một trong số đó là cấm nhập khẩu kẹo cao su. Ban đầu có thể là phạt nhẹ, cảnh cáo, còn nếu nặng thì người đó có thể đối mặt với mức phạt lên tới 100.000 Đô la Singapore và chịu án tù.

Theo BBC, ở Singapore một người chỉ được phép nhai kẹo cao su vì lý do y tế.

5. Giới hạn về thời gian và số lượng nước sốt (ketchup), mayo, và giấm sử  dụng trong các trường học ở Pháp

Năm 2011, chính phủ Pháp đã ban hành việc hạn chế nước sốt, mayo và giấm trong các trường học nhằm cắt giảm lượng chất béo và cải thiện chất lượng chế độ ăn uống của các bữa ăn phục vụ trong các trường học của Pháp.

6. Người dân Ả-rập Xê-út và Pakistan bị cấm công khai kỷ niệm ngày lễ tình nhân

Tình yêu luôn cần có Lý trí
Pakistan cấm người dân chào mừng ngày Lễ Tình nhân(Ảnh: Shutterstock)

Theo CNBC, năm 2017, Pakistan đã ban hành lệnh cấm người dân của mình chào mừng ngày Lễ Tình nhân (Valentine’s Day) bởi lẽ nó không phải là truyền thống Hồi giáo và không nên cử hành vì nó là dành cho tình yêu con người chứ không hướng về Chúa.

Indonesia cũng có một động thái tương tự khi “Các quan chức và giáo sĩ […] đã cấm và không chấp nhận ý tưởng về Ngày Valentine,” theo CNBC.

Và theo tờ The Independent, Ả-rập Xê-út cũng đã cấm bán những món đồ Valentine vào năm 2008.

7. Nuôi cá vàng trong những chiếc bát thủy tinh lớn không được chấp nhận ở Rome, Italy

keeping goldfish in big glass bowls is not tolerated in rome italy
(Ảnh: helgabj/Flickr)

Ở Rome, Italy, bạn sẽ không được phép để cá vàng trong các bát thủy tinh tròn. Bởi hành vi này bị xem là tàn nhẫn, đặc biệt là bởi các nhà khoa học nói rằng bát dạng đó hạn chế lưu lượng ô-xy và có thể khiến cá bị mất thị giác.

8. Không đưa chó đi dạo cũng là phạm tội ở Rome

not walking your dog is also a crime in rome
Những điều cấm “kỳ lạ” ở nhiều quốc gia có thể bạn không biết. (Ảnh: Justin Veenema/Unsplash)

Luật pháp Rome yêu cầu chủ sở hữu chó phải đưa chúng đi dạo. Rome rất quan tâm đến chăm sóc chó cũng như các chú cá vàng. Thành phố này của Ý là thành phố thứ hai trên thế giới luật hóa yêu cầu đưa chó đi dạo vào năm 2005. Nếu bạn vi phạm, mức phạt có thể lên tới 700 đô la, theo CBC News

Bạn cũng không được phép để các con vật lại trong xe tải nóng hoặc trong các nhà kho đóng kín cửa.

9. Các blog ẩn danh với hơn 3.000 người truy cập một ngày bị cấm ở Nga

anonymous blogs with over 3000 daily visitors are banned in russia
Các blogger ở Nga có blog với lượng người xem lớn phải đăng ký với chính phủ, nếu không sẽ bị phạt tiền. (Ảnh: Shutterstock)

Năm 2014, một quy định rằng các blog với hơn 3.000 người truy cập một ngày phải đăng ký như một kênh truyền thông và công khai thông tin cá nhân đã được thông qua, theo The Washington Post.

Ở Nga, người sử dụng blog cũng bị cấm dùng những lời tục tĩu, nếu không có thể bị phạt tiền từ 280 USD – 1.400 USD đối với cá nhân, và 14.000 USD đối với tổ chức.

10. Đồ lót ren sẽ không hiện hữu ở Nga, Belarus, và Kazakhstan.

Theo CNN, năm 2013, Nga, Belarsu, và Kazakhstan ban lệnh cấm sử dụng đồ lót ren. Quy định yêu cầu loại quần áo tiếp xúc trực tiếp với làn da người phải chứa ít nhất 6% cotton.

Lệnh cấm này đưa ra vì mục đích bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, bởi các nhà chức trách quan ngại rằng loại vải đó sẽ không để da thông thoáng.

11. Một số tên riêng bị cấm ở Đan Mạch, Iceland, và Bồ Đào Nha

certain baby names are banned in denmark iceland and portugal
Một số quốc gia có luật lệ để bảo vệ tên của trẻ em. (Ảnh: Jeanne Provost/ Shutterstock)

Ví dụ ở Bồ Đào Nha, các nhà chức trách cấm “đặt những tên khiến gây nhầm lẫn hoặc khó xác định giới tính”. Người Bồ Đào Nha có thể dựa vào danh sách tên mà chính phủ đã thông qua để đặt tên cho con em mình, trong đó phần lớn những cái tên đó là tên theo truyền thống và phân biệt giới tính rõ ràng.

Ở Đan Mạch, “Luật Tên riêng” được ban hành nhằm bảo vệ trẻ em không phải mang những cái tên khiến ảnh hưởng đến tâm lý của chúng. Theo the Huffington Post, bạn có thể yêu cầu có một tên khác nằm ngoài danh sách này, tuy nhiên, điều đó không dễ.

Một quy định gây tranh cãi của Iceland, cũng kỳ lạ như hai quốc gia kia, nhưng nó cũng yêu cầu cha mẹ đặt cho con cái của họ ít nhất một, hoặc tối đa là ba cái tên. Và các tên mới thường xuyên được bổ sung vào danh sách chính thức.

12. Mang giày cao gót vào khu đất cổ là phạm pháp ở Hy Lạp

Embed from Getty Images

Có lẽ Hy Lạp quá “cổ” cho những đôi giày cao gót hiện đại.

Theo NPR, chính phủ Hy Lạp cấm sử dụng giày cao gót trong các di tích lịch sử ở Hy Lạp từ năm 2009. Gót giày có thể gây áp lực lớn lên mặt đất, và có thể in hằn lên các khu vực có các công trình kiến trúc.

13. Đánh đòn và quảng cáo nhằm vào trẻ em là điều không được phép ở Thụy Điển

the swedes dont allow spanking or advertising to children
Quảng cáo dành cho trẻ em là điều không được phép ở Thụy Điển. (Ảnh: Kali Antye/Shutterstock)

Ở Thụy Điển, việc đánh đòn con trẻ là điều bị cấm cả ở nhà lẫn ở trường học. Quốc gia này là quốc gia đầu tiên trên thế giới biểu quyết thông qua việc cấm đánh đòn trẻ nhỏ từ năm 1979, tiếp theo đó có hơn 30 quốc gia cũng noi gương Thụy Điển.

Một điều đáng chú ý khác, Thụy Điển cũng muốn bảo vệ trẻ em khỏi các quảng cáo. Đất nước này cấm truyền hình quảng cáo nhắm vào trẻ em dưới 12 tuổi kể từ những năm 1990. Đặc biệt là chương trình quảng cáo sẽ không được phát sóng ngay trước hoặc sau khi một chương trình dành cho trẻ em được trình chiếu.

14. Bạn chỉ được phép gây ra một lượng tiếng ồn ở một chừng mực nào đó khi đang ở trong một số khu vực nhất định ở Australia

điều cấm, luật pháp
Ở Victoria, Australia, không phải bất cứ khi nào bạn cũng có thể sử dụng máy hút bụi. (Ảnh: Shutterstock)

Victoria, một bang của Australia, hạn chế tiếng ồn lớn trong một số thời điểm trong ngày, đặc biệt là ban đêm khi hàng xóm của bạn đang ngon giấc.

Và nếu bạn muốn sử dụng máy hút bụi vào Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh (Good Friday) thì làm thế nào? Đáng tiếc là vẫn hoàn toàn không được phép.

15. Bạn cần mang theo thẻ căn cước (ID) ở nhiều quốc gia châu Âu

Embed from Getty Images

Một số quốc gia lưu giữ một số mẫu ảnh ID của du khách.

Theo AFAR, bạn phải có một cái gì đó để tự xác minh thân phận của mình vào mọi lúc ở một số nước châu Âu bao gồm Đức, Hungary, Bỉ, Hà Lan, Áo và Tây Ban Nha.

Ngay cả khi bạn không phải là cư dân của các quốc gia đó, thì quy tắc này vẫn có thể áp dụng cho bạn, vì vậy hãy đảm bảo bạn luôn mang theo hộ chiếu bên mình.

16. Tiền xu chỉ được sử dụng một cách hạn chế ở Canada

điều cấm, luật pháp
Canada đã không còn hứng thú với việc sử dụng tiền xu. (Ảnh: frankieleon/Flickr)

Theo CBC, hiện tại, người Canada không được phép sử dụng quá 25 đồng xu trong một lần giao dịch. Động thái này bắt đầu từ năm 2013, và được xem là một phần trong nỗ lực từng bước loại bỏ tiền xu.

Chính phủ tuyên bố quyết định loại bỏ tiền xu là nỗ lực giúp ích cho nền kinh tế nói chung và giảm thiểu thuế môi trường. Số tiền tiết kiệm ước tính cho người đóng thuế khi loại bỏ dần tiền xu là 11 triệu đô la mỗi năm.

17. Nhân viên thừa cân bị phạt tiền ở các công ty Nhật Bản

Embed from Getty Images

Nhân viên Nhật Bản thường xuyên được đo vòng eo và kiểm tra cân nặng để xác định tình trạng sức khỏe của họ.

Theo New York Times, từ năm 2008, Luật Quốc gia Nhật Bản quy định các công ty và cơ quan chính quyền địa phương phải đo vòng eo của nhân viên nếu họ ở trong độ tuổi từ 40 đến 74. Nếu bạn “vượt quá giới hạn” về cân nặng mà chính phủ quy định, thì bạn sẽ được “hướng dẫn ăn kiêng”, các công ty và cơ quan nhà nước đó sẽ có thể bị phạt hành chính.

18. Việc tạo và lan truyền các meme là kỹ thuật bất hợp pháp ở Australia

Ở Australia, việc tạo và chia sẻ các meme là kỹ thuật phi pháp. Quốc gia này có những quy định và luật pháp về bản quyền rất nghiêm ngặt khi nói đến nội dung có thể chia sẻ này.

News của Australia đưa tin, theo mục 132A phần 2 của Luật Bản quyền thì việc lan truyền một một bài viết vi phạm bản quyền sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến quyền tác giả là một hành vi phạm pháp. Kỹ thuật để tạo các meme để đăng trực tuyến là hành vi phạm pháp.

19. Thủ vai Hitler là phạm pháp ở Đức và Áo

Theo News, ở Áo và Đức, việc tôn vinh Hitler là phạm pháp. Một thanh niên 25 tuổi mặc trang phục giống độc tài Đức này thậm chí còn bị bắt giữ ngay bên ngoài ngôi nhà mà Hitler từng sinh sống.

20. Bạn không được phép dừng xe trên cao tốc Autobahn của Đức

Theo Travel and Leisure, Đức không cho phép tài xế được để xe hết xăng khi điều khiển xe trên đường cao tốc Autobahn. Đi bộ trên đường cao tốc này cũng hoàn toàn không được phép và bạn có thể lĩnh án phạt khoảng 100 USD bởi việc này có thể gây nguy hiểm cho các tài xế khác.

Minh Minh (Theo Business Insider)

Xem thêm: