Thủ tướng Bhutan “làm thêm” nghề bác sĩ vào cuối tuần

Với hầu hết các nhà chính trị gia, đảm đương chức vị thủ tướng dường như đã quá bận rộn và hiếm khi có thể dành thời gian riêng cho những công việc khác. Nhưng trường hợp đó lại không áp dụng cho thủ tướng Lotay Tshering của đất nước Bhutan sở hữu 750.000 dân này.

(Ảnh: FB PMO Bhutan)

Thủ tướng hay bác sĩ Tshering thường dành thứ Bảy hàng tuần của mình để phẫu thuật trên bàn mổ và chăm sóc, theo dõi bệnh nhân. Ngài Tshering được coi là vị bác sĩ giỏi nhất vào thời điểm trước khi ông đắc cử vào năm ngoái.

Và dù phải bận bịu với công việc chính trị cả tuần nhưng vị thủ tướng này vẫn có thời gian để ở bệnh viện vào thứ Bảy hàng tuần như một cách để giải tỏa căng thẳng và sống lại với niềm đam mê, còn Chủ Nhật thì ông dành thời gian cho gia đình.

“Thường thì mọi người thích chơi golf hay là bắn cung, còn tôi chỉ thích phẫu thuật”, thủ tướng Tshering chia sẻ với tờ AFP khi ông đang chăm sóc bệnh nhân vào một sáng thứ 7 tại Bệnh viện quốc gia Jigme Dorji Wangchuck. Ông mô tả công việc làm bác sĩ phẫu thuật “ngoài giờ hành chính” của mình như một cách để giải tỏa căng thẳng.

“Tôi sẽ làm công việc này đến khi chết và mỗi ngày tôi đều thấy nhớ khi không được ở đây”, thủ tướng Tshering nói thêm – “Mỗi khi lái xe đi làm vào ngày thường, tôi ước rằng mình có thể rẽ trái để đi về hướng của bệnh viện”.

(Ảnh: FB The Bhutanese)

Dù biết rằng đảm đương hai nhiệm vụ cùng một lúc không hề dễ dàng nhưng ông Tshering chia sẻ rằng đã tìm thấy một khía cạnh khá tích cực để hòa hợp hai nhiệm vụ này: “Ở bệnh viện tôi ‘scan’ cho bệnh nhân và chữa trị cho họ. Ở chính phủ, tôi cũng làm như vậy, tôi ‘scan’ mức độ lành mạnh và hợp lý của các chính sách và tìm mọi cách để chúng trở nên tốt hơn”. Ông Tshering cũng đặt việc chăm lo sức khỏe là vấn đề hàng đầu mà chính phủ Bhutan cần chú trọng.

Sau lần thất bại tại cuộc tranh cử đầu tiên vào năm 2013, ông Tshering đã được chính thức bầu làm thủ tướng Bhutan vào tháng 11 năm 2018. Ông ấy là nhà lãnh đạo dân chủ thứ 3 của Bhutan sau khi quá độ từ chế độ quân chủ chuyên chế sang chế độ quân chủ lập hiến vào khoảng một thập kỷ về trước.

(Ảnh: Shutterstock)

Đất nước nằm giữa Ấn Độ và Trung Quốc này có diện tích rừng bắt buộc theo Hiến Pháp lên đến 60%, và không giống với bất kỳ chính sách nào trên thế giới, ở đây chính phủ và người dân Bhutan tôn trọng thiên nhiên và bảo tồn các giá trị truyền thống mặc cho những lợi ích về kinh tế thiết thực đang nằm bên rìa ranh giới của nước bạn phát triển mạnh mẽ. Và cũng nhờ đó mà Bhutan có lượng xả thải CO2 ở mức âm, động vật hoang dã được bảo tồn một cách tối ưu nhất. Ngoài ra một điểm thú vị là thuốc lá bị cấm buôn bán và mãi đến năm 1999 thì TV mới được phép đưa vào sử dụng ở đất nước có chỉ số hạnh phúc cao nhất thế giới này.

Thêm vào đó để tối ưu việc bảo tồn cho các ngôi đền cổ và rừng rậm cũng như hệ sinh thái ở nơi đây thì Bhutan thu phí các khách du lịch nước ngoài 250$ mỗi ngày trong mùa du lịch cao điểm.

Theo The Guardian
Thanh Ngọc

Xem thêm:

Thanh Ngọc

Published by
Thanh Ngọc

Recent Posts

Kremlin nói đáp trả bằng tên lửa siêu thanh để cảnh báo sự “liều lĩnh” của phương Tây

Sau khi hé lộ một số chi tiết và hình ảnh vụ Nga đáp trả…

47 phút ago

Đề xuất đưa vàng mã, túi nilon vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…

5 giờ ago

Giám đốc Sở KH&CN Quảng Ngãi bị kỷ luật khiển trách

Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…

5 giờ ago

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

7 giờ ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

8 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

9 giờ ago