Ông Chuck Feeney và vợ đang sống một cuộc sống an nhàn, giản dị tại một căn nhà thuê một phòng ngủ ở San Francisco. Nếu gặp ông ấy trong căn nhà như vậy, bạn sẽ chẳng thể tin nổi “ông già người Mỹ tàn tạ” này lại chính là tỷ phú sở hữu hàng tỷ đô la, người sáng lập tập đoàn miễn thuế toàn cầu DFS.
Giá trị quan của tỷ phú Chuck Feeney: “Tôi sinh ra tay trắng thì khi trở về cũng phải trắng tay”. Ông là người theo đạo Thiên Chúa.. (Ảnh cắt từ video)
Những ai quen ông Feeney hẳn sẽ nhận ra ông không mặc đồ hàng hiệu, kính ông đeo cũng đã cũ; đồng hồ là loại cao su mua ở các cửa hàng đường phố. Điều này khiến ai nhìn vào cũng cảm giác như đây là một ông già giàu có này rất “keo kiệt, bủn xỉn”. Có lẽ sẽ có người nghĩ rằng ông ấy không quan trọng ăn mặc, vậy ăn uống gì sao? Ông thích ăn gì nhất? Ông ấy thích ăn nhất là sandwich phô mai cà chua nướng chứ chẳng thích món ngon nào khác. Vậy thì, ông ấy có thích siêu xe? Không, ngay cả một chiếc xe nhỏ ông cũng chẳng có, ông đi lại thường dùng phương tiện công cộng, túi xách mà ông ấy từng dùng là túi vải.
Ông ấy quan hệ với bạn bè như thế nào? Có người cho biết, nếu bạn và ông ấy cùng uống một ly bia ở quán rượu nhỏ, nghe nói ông nhất định sẽ kiểm tra hóa đơn cẩn thận. Nếu bạn sống ở nhà ông ấy, trước khi ngủ, nhất định ông ấy sẽ nhắc bạn tắt đèn, đừng lãng phí điện. Những việc này ở trong xã hội phương Tây có mức sống khá cao, rất nhiều người sẽ cười nhạo ông, bảo ông keo kiệt.
Vậy thì, hàng tỷ đô la của ông ấy đã đi đâu cả rồi? Chuck Feeney vô cùng xem trọng giáo dục. Ông đã quyên tặng 588 triệu đô la cho Đại học Cornell, 125 triệu đô la cho Đại học California, 60 triệu đô la cho Đại học Stanford. Ông từng đầu tư 1 tỷ đô la để cải tạo và xây mới 7 trường đại học ở Ireland và 2 trường đại học ở Bắc Ireland. Ông đã xây dựng Quỹ từ thiện dùng vào khoản tiền chữa trị để trẻ em của các nước đang phát triển được phẫu thuật vòm miệng miễn phí…
Tính đến nay, ông đã quyên góp được hơn 8 tỷ đô la cho hỗ trợ giáo dục đại học, y tế công cộng, nhân quyền và nghiên cứu khoa học – một con số cực kỳ lớn.
Việc làm của ông Feeney khiến nhiều người phải cảm phục. Cách nhìn nhận của ông về tiền bạc cũng mang suy nghĩ và cảm nhận riêng của ông.
Trong tự truyện của mình, ông Feeney có viết: “Trong đầu tôi có một suy nghĩ đó là: Ta cần dùng tiền của mình để giúp đỡ mọi người, suy nghĩ này chưa từng thay đổi”. Ông Feeney tin chắc rằng, những ai may mắn tích lũy được nhiều tài sản thì nên dùng tiền của mình để tạo ra nhiều lợi ích to lớn hơn.
Vào năm ngoái, Chuck Feeney đã hoàn thành khát vọng “cho đi khi còn đang sống, không nợ nần không vướng bận gì để đi gặp Thượng Đế” của mình khi tài trợ khoản tiền cuối cùng trị giá 7 triệu USD cho Đại học Cornell nhằm hỗ trợ sinh viên làm công tác dịch vụ cộng đồng.
Ông chính là Chuck Feeney keo kiệt với bản thân nhưng rộng rãi với người khác, thích kiếm tiền nhưng không thích tiêu tiền.
Ông cũng mong muốn làm gương cho các tỉ phú khác, “làm điều tốt cùng lúc với hưởng thụ cuộc sống”. Được biết, Bill Gates và Warren Buffet chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Chuck Feeney và đã hành động.
Sau những việc làm khiến mọi người sửng sốt của ông, đã có rất nhiều phóng viên tìm đển nơi ông sống để phỏng vấn. Khi ấy, rất nhiều người đều hỏi cùng một câu: Ông Feeney, làm thế nào mà ông có thể thản nhiên đến vậy trước số tiền hàng tỷ ấy?
Trước sự nghi hoặc của mọi người, ông Feeney mỉm cười rồi kể cho họ nghe một câu chuyện, ông nói: “Một con cáo nhìn thấy vườn nho kết đầy quả mọng, nó muốn đánh một bữa no nê trong vườn, nhưng nó mập quá, không chui qua hàng rào được. Thế là nó nhịn ăn nhịn uống ba ngày ba đêm để gầy đi, cuối cùng nó đã vào được bên trong! Đánh xong một bữa no nê, nó hết sức mãn nguyện, nhưng khi nó muốn đi thì lại chui không ra được. Hết cách, nó đành bổn cũ soạn lại, nhịn ăn nhịn uống ba ngày ba đêm. Kết quả, khi nó ra ngoài, bụng lại trở về như trước khi chui vào”.
Nghe xong câu chuyện về con cáo, nghi vấn trong lòng của các phóng viên có vẻ như đã được giải đáp phần nào.
Kể xong câu chuyện về con cáo, ông Feeney cho hay ông nhận ra một điều tuyệt vời rằng “Thượng Đế không có ngân hàng, ai sinh ra cũng đều tay trắng, cuối cùng lại trắng tay ra đi, người đến rồi đi, chẳng ai có thể mang tài sản và danh tiếng mà mình cực khổ gây dựng đi cả”.
Có một phóng viên gặng hỏi ông, vì sao phải quyên góp hết như thế? Ông Chuck Feeney đáp rằng: “Trên vải liệm không có túi”. Đúng vậy, trên vải liệm không có túi, nên không có cách nào mang tiền bạc đi được.
Câu trả lời của ông Feeney rất súc tích, nhưng mang ý nghĩa rất sâu xa, cho thấy quan niệm sống tinh tế đáng được người đời khen ngợi của vị tỷ phú này. Câu nói này đã trở thành danh ngôn kinh điển truyền đi khắp thế giới cùng với cuộc đời huyền thoại của Chuck Feeney.
Thanh Vân
Xem thêm:
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…