Bức tranh màu mè làm bạn “vô hình” trước camera giám sát AI

Công nghệ của các hệ thống giám sát hàng loạt đã có những bước tiến lớn trong vài năm gần đây. Ở một số nơi như thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc, ngay cả đi bộ sai luật giao thông cũng sẽ bị camera trang bị trí tuệ nhân tạo ghi lại, xác định tên tuổi và bị hạ điểm tín nhiệm xã hội.

Những hình ảnh này được gọi là “ví dụ đối lập” bởi chúng có thể đánh lừa các hệ thống nhận diện bằng máy tính (Ảnh: Simen Thys, Wiebe Van Ranst, Toon Goedeme)

Tuy nhiên, vừa qua một nhóm kỹ sư tại đại học KU Leuven ở Bỉ đã phát minh ra tấm bảng nhiều màu có thể đánh lừa các camera giám sát có trang bị trí tuệ nhân tạo. Nếu in nó ra và đeo trên người, bạn sẽ gần như “vô hình” trước sự giám sát tự động của các camera này.

Bản nghiên cứu đã được công bố trên trang arXiv.

Chúng tôi tin rằng, nếu chúng ta kết hợp công nghệ này với các mẫu trang phục giả cách tinh vi, chúng ta có thể thiết kế các mẫu áo thun có thể làm cho người mặc gần như vô hình trước các camera giám sát tự động,” các nhà nghiên cứu viết.

Thứ gọi là “tấm bảng đối lập” này có thể làm giảm độ chính xác khi trí tuệ nhân tạo phát hiện và xác định con người, hay nói cách khác, phần mềm nhận diện chỉ xem bạn là ảnh nền chứ không phải một đối tượng như “người” hay “đồ vật”.

Hiện tượng xảy ra trong video trên có vẻ mới lạ, nhưng thật ra trong thế giới AI thì chúng khá quen thuộc. Những mẫu hình này được gọi là các ví dụ đối lập (adversarial) lợi dụng “trí tuệ” yếu ớt của các hệ thống giám sát máy tính để đánh lừa chúng.

Trong quá khứ, các ví dụ đối lập đã từng được dùng để lừa các hệ thống nhận diện khuôn mặt. Ví dụ, đeo một cặp kính có viền nhiều màu và AI sẽ dễ nhận diện sai khuôn mặt bạn. Người ta đã tạo ra những tấm dán, những vật thể 3D hay thậm chí các tác phẩm nghệ thuật với chi tiết khác thường nhằm đánh lạc hướng các thuật toán.

Những cặp kính đánh lừa AI, ở hàng dưới là 3 kết quả sai lệch mà máy tính nhận diện ra (Ảnh: Carnegie Mellon)

Trong trường hợp nghiên cứu ở Bỉ nói trên, cũng có một điểm cần lưu ý. Quan trọng nhất là, tấm bảng màu đối lập do các sinh viên phát triển chỉ có thể đánh lừa một thuật toán cụ thể có tên YOLOv2. Nó không hoạt động ngay cả đối với các hệ thống giám sát máy tính phổ thông do Google hay các công ty công nghệ khác phát triển.

Áo thun do Simone C. Niquille thiết kế nhằm đánh lừa chức năng tự động nhận diện khuôn mặt của Facebook. (ảnh: Simone C. Niquille)

Điều này có nghĩa là ý tưởng tạo ra chiếc áo thun giúp bạn vô hình trước hệ thống giám sát vẫn là điều viễn tưởng, ít ra là tính tới thời điểm hiện tại.

Khi mà công nghệ giám sát qua trí tuệ nhân tạo được lắp đặt khắp thế giới, sẽ càng có nhiều người hơn mong muốn được đi dạo ngoài đường mà không có ai theo dõi. Biết đâu những hình vẽ màu mè của các ví dụ đối lập sẽ có thể trở thành một xu hướng thời trang mới trong tương lai?

Theo TheVerge, Futurity,
Sơn Vũ tổng hợp

Sơn Vũ

Published by
Sơn Vũ

Recent Posts

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

36 phút ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

43 phút ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

1 giờ ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

2 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

2 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

3 giờ ago