Kiến trúc tráng lệ của cung điện Potala ở “nóc nhà của thế giới”

Cung điện Potala, biểu tượng của Phật giáo Tây Tạng, là cung điện nằm ở vị trí cao nhất thế giới. Nơi đây đã từng là cung điện mùa đông của Đức Đạt Lai Lạt Ma và là nơi làm việc của chính quyền Tây Tạng. Cung điện toạ lạc tại Lhasa, thủ phủ Tây Tạng, và hiện nay là bảo tàng gìn giữ những nét văn hoá của vùng đất này. Dĩ nhiên, nơi đây cũng được vinh danh là Di Sản Thế Giới.

Toàn cảnh cung điện Potala (ảnh: Wiki)

Vị trí choáng ngợp

Cung điện Potala toạ lạc trên đỉnh Marpo Ri (có nghĩa là Đồi Đỏ), nhìn ra thung lũng Lhasa từ độ cao 130m, nhưng nếu so với mực nước biển thì công trình đồ sộ này tọa lạc ở độ cao 3700m.

Theo truyền thuyết, có một cái hang thiêng nằm trong ngọn đồi này, đây từng là nơi trú ngụ của Quan Thế Âm Bồ Tát (Chenrezi trong tiếng Tây Tạng), ngài là đại biểu cho sự từ bi của các Phật Đà.

Đức vua Tùng Tán Cán Bố được cho là đã từng lui tới hang này để hành thiền. Cũng trong thời gian trị vì của ông, cung điện đầu tiên được xây dựng trên Marpo Ri năm 637 sau Công Nguyên. Theo một số tư liệu, cung điện được xây dựng để chào đón công chúa Văn Thành của nước Đại Đường Trung Quốc.

Nơi trú đông của Đức Đạt Lai Lạt Ma

Vị Lạt Ma thứ 5, Ngawang Lobsang Gyatso (ảnh: Wiki)

Kiến trúc như hiện nay chỉ mới được xây dựng trong thời gian trị vì của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5, La-bốc-tạng Gia-mục-thố (Ngawang Lobsang Gyatso), vào thế kỷ 17. Năm 1645, công trình được khởi công. Ba năm sau, Bạch Cung (Cung điện Trắng) hoàn thành, đây là nơi nghỉ dưỡng mùa đông của các Đạt Lai Lạt Ma.

>> Ý nghĩa việc xuất hiện thi thể không mục rữa của Lạt ma Tây Tạng

Tuy vậy toàn bộ kiến trúc cần thêm vài thập kỷ nữa để hoàn thiện. Hồng Cung (Cung điện Đỏ), nơi học tập kinh sách và cầu nguyện, được hoàn thành vào khoảng giữa năm 1690 và 1694. Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 không thọ đủ lâu để chứng kiến sự hoàn thành của cung điện này, vì ông ra đi năm 1682. Vì e rằng cái chết của ông sẽ khiến dự án bị huỷ bỏ, những tăng nhân khác đã quyết định giữ bí mật cái chết của ông trong 10 năm cho đến khi Hồng cung hoàn thành. Họ đã sắp xếp một vị hòa thượng giống ông để đóng giả vị Lạt Ma.

Người Trung Quốc chiếm đóng Cung điện Potala

Năm 1959, người Tây Tạng phản kháng lại cuộc xâm lược của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cuộc nổi dậy thất bại, và Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, Đăng-châu Gia-mục-thố (Tenzin Gyatso), phải lánh nạn sang Ấn Độ.

Từ đó Cung điện Potala không còn là nơi ở của các vị Đạt Lai Lạt Ma nữa. Trong khoảng thời gian những năm 1960 và 1970, nhiều kiến trúc tôn giáo của Tây Tạng đã trở thành nạn nhân của Hồng Vệ Binh trong Đại Cách Mạng Văn Hoá. Tuy vậy, Potala vẫn sống sót qua được kiếp nạn này vì được đội quân của Thủ tướng Chu Ân Lai bảo vệ. Potala sau đó được hoán cải thành bảo tàng quốc gia Trung Quốc, và tới nay nó vẫn là một địa chỉ hành hương quan trọng, kiêm Di Sản Văn Hoá Thế Giới của UNESCO.

Bảo tồn quá khứ

Gần đây Trung Quốc thông báo sẽ dành 45 triệu đôla để bảo tồn các tài liệu và thư tịch được lưu tại đây. Dự án 10 năm này sẽ số hoá và lập danh sách hơn 2.800 bộ kinh sách.

Tờ Nhân Dân Nhật Báo cho biết các tài liệu bằng tiếng Hán, Tạng, Mãn, MôngPhạn về 20 chủ đề được lưu giữ trong 40.000 cuốn sách “đặt tại các tự viện nhỏ trong các lăng m, trong các tượng Phật, tại các sảnh và thư viện.”

Jondan, giám đốc văn phòng hành chính của cung điện, nói với giới truyền thông: Các tài liệu quý giá này chứa đựng gần như tất cả các tài liệu và văn học cổ đại của Tây Tạng. Nội dung bao gồn 3 bộ kinh văn ghi lại những giáo lý của Phật Thích Ca Mâu Ni, 10 môn khoa học của Tây Tạng, tiểu sử, y học, lịch sử, opera, biên niên sử và thư mục học.”

Kiến trúc tráng lệ

Sơ đồ cung điện ở thế kỷ 17

Một trong những điểm nhấn của Cung điện Potala là kiến trúc tuyệt tác. Toàn bộ công trình được xây dựng bằng gỗ và đá, bên trong có hơn 1.000 phòng, bao gồm nhiều tự viện nhỏ, sảnh và các căn phòng.

Cung điện cũng lưu giữ rất nhiều công trình nghệ thuật chắn chắn sẽ khiến các du khách phải kinh ngạc. Trong đó có các tượng Phật, đồ cổ và tranh tường. Các bức tranh được vẽ trên tường Cung điện Potala miêu tả lại lịch sử của Tây Tạng, cũng như các câu chuyện về cuộc sống của các vị Đạt Lai Lạt Ma tiền nhiệm.

Đây cũng là nơi chôn cất các vị Đạt Lai Lạt Ma trước đây, khiến Cung điện càng trở nên linh thiêng hơn. Lăng tẩm của 8 vị Đạt Lai Lạt Ma được đặt trong Hồng Cung, và bản thân chúng cũng là những kỳ quan. Xác ướp của vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 được cất giữ trong một stupa (một loại kiến trúc dạng vòm) ở phía tây của Hồng Cung. Stupa này có 5 tầng, được bao phủ bởi 4 tấn vàng và khảm một lượng lớn đá quý hiếm.

Video các quanh cảnh hùng vĩ của cung điện Potala:

Theo Ancient Origins
Quốc Hùng biên dịch.

Quốc Hùng

Published by
Quốc Hùng

Recent Posts

Đề xuất đưa vàng mã, túi nilon vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…

2 giờ ago

Giám đốc Sở KH&CN Quảng Ngãi bị kỷ luật khiển trách

Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…

2 giờ ago

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

4 giờ ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

5 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

6 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

6 giờ ago