Ý nghĩa việc xuất hiện thi thể không mục rữa của Lạt ma Tây Tạng
- Trí Đạt
- •
Năm 1927, Lạt ma Pandido Khambo của Phật giáo Tây Tạng viên tịch, đến nay đã trải qua 90 năm, nhưng nhục thân vẫn nguyên như khi còn sống, không hề bị phân hủy, tin tức này sau khi được truyền đi đã khiến giới nghiên cứu kinh ngạc. Tổng thống Nga Putin từng cũng đến “gặp mặt” riêng thi thể không bị mục nát này.
Dự ngôn của Lạt Ma về “khủng bố đỏ”
Lạt Ma Pandido Khambo đời thứ 12, có tên là Itigilov, là chuyển thế linh đồng của Lạt Ma Pandido Khambo Phật giáo Tây Tạng đời thứ 11. Năm 1911, Lạt Ma Pandido Khambo đời thứ 12 trở thành lãnh tụ Phật giáo Tây Tạng tại Buryatia (Nga). Ông sửa chữa chấn hưng lại tự viện, in kinh sách và dành hết sức lực cho phục hưng Phật giáo. Do tinh thông về y lý, nên ông đã biên soạn ra bộ bách khoa toàn thư về dược lý học, ông cũng dùng y thuật mà mình tinh thông để chữa trị cho người dân địa phương. Năm 1913 đến năm 1917, ông xây dựng một tòa Phật viện đầu tiên tại thành phố Saint-Petersburg.
Năm 1926, tức trước khi ông viên tịch một năm, ông đã đưa ra lời dự ngôn cho các tăng chúng rằng “khủng bố đỏ sắp đến”, tức là chủ nghĩa Cộng sản sắp triển khai hoạt động thảm sát chống lại loài người. Dự ngôn này của ông đã nhanh chóng trở thành hiện thực, trong 10 năm, Cộng sản Liên Xô đã giết hại 30 triệu người dân Nga.
Cộng sản Liên Xô không chỉ sát hại người dân trên chính đất nước mình, mà còn “xuất khẩu” bạo lực và khủng bố ra nước ngoài. Tháng 8/1939, Khorloogiin Choibalsan, người phụ trách chỉ huy tấn công Mông Cổ báo cáo với Stalin: “Đến ngày 20/7, trong số 771 tự viện đã có 615 tự viện biến thành đống đổ nát, chỉ có 26 tự viện đang hoạt động, trong số 85.000 lạt ma thì chỉ có 17.388 người lưu lại, những người này vẫn chưa bị bắt; đối với lạt ma thuộc lớp trung và cao tầng sẽ bị giải quyết toàn bộ trong chiến dịch tiếp theo.”
Đối với việc Cộng sản Liên Xô loại trừ giới tôn giáo, mỗi người tham dự vào cuộc trấn áp đều có chỉ thị, mỗi người mỗi ngày phải làm 10 vụ án, nếu vượt chỉ tiêu sẽ có thưởng. Vì muốn có thưởng nên có người đã làm được 60 vụ án trong một ngày, còn có người làm đến mấy trăm vụ án trong một tuần.
Nhục thân không mục rữa làm chấn động giới nghiên cứu
Ngày 15/6/1927, Lạt Ma Pandido Khambo đời thứ 12 viên tịch. Trước đó, ông đã căn dặn tăng chúng rằng 30 năm sau khi ông qua đời thì bật nắp quan tài ra xem lại. Các lạt ma trong tự viện đã đi lặng lẽ bật nắp quan tài ra để xem vào năm 1955 và 1973, cả 2 lần họ đều phát hiện Lạt ma Pandido Khambo vẫn giữ nguyên tư thế ngồi đả tọa, nhục thân không mục rữa.
Do Cộng sản Liên Xô trấn áp các tôn giáo, tàn sát người khắp nơi, do đó bí mật về chuyện tăng chúng phát hiện nhục thân không mục nát này đã được giữ kín.
Đến năm 2002, bí mật về nhục thân không mục rữa của Lạt ma Pandido Khambo mới được công khai ra toàn thế giới. Nhà nghiên cứu bệnh lý Yuriy Tampereyev đã làm kiểm tra toàn diện đối với thi thể không mục rữa này, từ đầu đến chân không thấy dấu vết cho thấy được con người xử lý, không có vết cắt, không có vết khâu, không có vết tiêm. Thi thể của Lạt ma Pandido Khambo được bảo quản rất hoàn hảo, nhưng thi thể này lại không phải là xác ướp.
Để làm một xác ướp, cần phải dùng nhiều phương thức để loại bỏ hoàn toàn nước trong thi thể thì mới có thể bảo quản nhục thân không bị mục rữa. Nhưng ở thân thể của Lạt ma Pandido Khambo, phần da vẫn giữ được trạng thái mềm mại. Hiện tượng này không xuất hiện trên xác ướp. Thi thể bình thường sẽ biến thành cứng, xuất hiện “hồ máu tử thi”, các chất béo sau khi thối rữa sẽ sinh ra chất giống như sáp , đồng thời sẽ bốc lên mùi thi thể do bị thối rữa. Tuy nhiên, hiện tượng như thế không hề xuất hiện trên thi thể của Lạt ma Pandido Khambo.
Chuyên gia của Trung tâm pháp y Liên Bang Nga – giáo sư Viktor Zvyagin cho biết, sau khi được Phật viện đồng ý, họ đã lấy một ít tóc, da, và móng tay của Lạt ma Pandido Khambo để tiến hành nghiên cứu. Thông qua nghiên cứu quang phổ phát hiện, cấu trúc protein của nhục thân vẫn có đặc trưng đang hoạt động; cùng với đó, trong quan tài bằng đá cũng không có mùi thi thể, cho đến hiện nay cũng không hề có.
Có người hỏi giáo sư Viktor Zvyagin, liệu có thể cho rằng Lạt ma Pandido Khambo vẫn còn sống không, ông nói: “không, nhiệt độ cơ thể của ông ấy dưới 20 độ C, đây chắc chắn là đặc trưng của cơ thể đã chết.” (Trích từ Россия,N28,14.07.2005,с.11)
Giáo sư Galina Yershova, công tác tại Đại học Nhân văn Nga cho biết, khi ông và nhóm công tác ngửi thấy một mùi thơm khi mở nắp quan tài đá ra. Các khớp của Lạt ma rất dễ gập cong lại, da thịt vẫn có độ đàn hồi giống như người còn sống.
Các chuyên gia nghiên cứu còn phát hiện, da, tóc, móng tay cho đến các bộ phận khác của cơ thể Lạt ma không khác biệt gì nhiều so với người còn sống. Kết cấu protein trong cơ thể không bị phá vỡ, vẫn giống hệt như người còn sống.
Thông thường, protein được lấy ra nếu bảo quản ở -80°C thì có thể giữ được 3 – 5 năm. Tuy nhiên kết cấu protein trong cơ thể của Lạt ma Pandido Khambo lại được bảo tồn đến 90 năm mà không hề chịu ảnh hưởng của thời gian, nhiệt độ và môi trường.
Ý nghĩa sự xuất hiện của nhục thân không mục rữa
Thi thể không bị mục rữa của Lạt ma Pandido Khambo đời thứ 12 đã mở một cánh cửa cho con người thế gian đi tìm hiểu hiện tượng tồn tại của lĩnh vực tinh thần. Liệu con người có thể thông qua tu hành, cùng với đó là không ngừng nâng cao đạo đức có thể khiến nhục thân đạt được trạng thái không bị mục rữa?
Khi còn sống, vị Lạt ma này đã từng nói rằng: “Lúc con người đều mất hết tín ngưỡng, khi đó ta sẽ hiện thân, để khiến con người phải suy nghĩ về ý nghĩa của sự sinh tồn!” (Trích từ Еженедельник“АргументыиФакты””№20 18/05/2005)
Trí Đạt
Xem thêm:
Từ khóa Lạt ma Tây Tạng Thi thể không mục rữa Pandido Khambo Phật giáo Tây Tạng xác ướp