Google rất quyền lực, chuyện này mọi người đều biết. Nhưng rốt cuộc sức mạnh của họ lớn tới đâu? Dưới đây là những ý kiến của Robert Epstein, một chuyên gia tâm lý học người Mỹ đã dành nhiều năm để nghiên cứu về ảnh hưởng khổng lồ của Google, xét trên khía cạnh những tác động của họ tới nền chính trị và các cuộc bầu cử Mỹ.
Để thu thập tư liệu phục vụ nghiên cứu gã khổng lồ công nghệ của mình, Epstein đã xây dựng một đội ngũ tình nguyện viên để thu thập dữ liệu về các kết quả tìm kiếm trên Google. Dựa trên các kết quả thu được, Epstein đã đưa ra kết luận:
“Google có năng lực (chưa từng có tiền lệ) thao túng suy nghĩ của 2,5 tỷ người dùng, và sẽ sớm trở thành 4 tỷ.”
“Những phương pháp mà Google đang sử dụng là vô hình. Chúng nằm ngoài radar của chúng ta. Chúng mạnh mẽ hơn bất cứ hiệu ứng nào mà tôi từng chứng kiến trong ngành khoa học hành vi, lĩnh vực tôi có chuyên môn 40 năm trong nghề,” ông phát biểu trước các thành viên Tiểu ban Tư pháp Thượng viện Mỹ ngày 16/7.
Vấn đề chính là: “Người ta mù quáng tin tưởng những kết quả tìm kiếm được xếp hạng cao so với những kết quả xếp hạng thấp hơn.”
Ảnh hưởng của Google là quá sức rộng lớn, nó có thể thay đổi quyết định bầu cử của những cử trí dễ dao động – ở một số khu vực, tỷ lệ cử tri này lên tới 80%.
“Năm 2016, thuật toán tìm kiếm của Google có thể đã ảnh hưởng tới những cử tri lưỡng lự, nó đã khiến ít nhất 2,6 triệu người bầu cho Hillary Clinton, người mà tôi cũng ủng hộ. Tôi biết điều đó, vì tôi đã lưu trữ hơn 13.000 kết quả tìm kiếm có liên quan trước ngày Bầu Cử và các kết quả tìm kiếm của Google nghiêng hẳn về phía Ngoại trưởng Clinton.”
Tới cuộc Bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2018, Epstein đã mở rộng quy mô giám sát và kết luận rằng, trong những tuần trước ngày Bầu Cử, “sự thiên lệch trong kết quả tìm kiếm của Google có thể đã khiến 78,2 triệu cử tri, trải khắp các chủng tộc, chuyển hướng bầu cho ứng viên của một đảng chính trị.”
Chưa hết, bộ nhắc “Go Vote” (Hãy đi bầu) mà Google đưa lên trang chủ của mình năm 2018 “đã khiến một đảng chính trị thu được ít nhất 800.000 phiếu hơn đảng kia,” ông nói.
“Bộ nhắc đó không phải là một dịch vụ công cộng phục vụ cho mọi người; đó là một công cụ để thao túng bầu cử.”
>> 3 dấu hiệu cho thấy Google đang trở nên đen tối
Ông cảnh báo rằng các công ty công nghệ như Facebook và Google đã “tự tin thái quá” trong năm 2016, những “tới năm 2020, chắc chắn họ sẽ tung hết sức mình.”
“Nếu những công ty này đều ủng hộ một ứng viên nhất định, họ sẽ có năng lực khiến 15 triệu cử tri bầu cho ứng viên đó,” ông Epstein nói.
Epstein đang gây quỹ để thiết lập một hệ thống giám sát toàn diện hơn cho cuộc bầu cử năm 2020.
“Vào thời điểm này, Google hoàn toàn quyết định bạn sẽ tham gia vào cơn sốt nào, nhận được những đề xuất tìm kiếm nào, những kết quả nào sẽ xuất hiện ở đầu danh sách; đó là một dạng kiểm soát ý thức toàn thế giới. Nhưng với hàng nghìn nền tảng tìm kiếm khác đang vẫy gọi sự chú ý của bạn, quyền lực đang trở lại trong tay bạn.”
Ông kết luận bài phát biểu tại phiên điều trần của mình với lời cảnh báo: “dân chủ, như chúng ta vẫn biết, không thể sống sót nổi trước sức mạnh hiện nay của các công ty công nghệ lớn.”
Đại diện của Google cho rằng phương pháp nghiên cứu của Epstein là sai, nhưng không giải thích tại sao.
Google đã nhiều lần tuyên bố sự trung lập về chính trị của mình.
Karan Bhatia, phó chủ tịch Google phụ trách về Các vấn đề Chính phủ và Chính sách Công chúng đã phát biểu trong buổi điều trần hôm 16/7:
“Chúng tôi vận hành nhiều nền tảng và chúng được phát triển và hoạt động trên cơ sở trung lập hoặc phi chính trị.”
Tuy vậy, rất nhiều bằng chứng đã cho thấy điều ngược lại.
Project Veritas, một tổ chức báo chí điều tra phi lợi nhuận cánh hữu của Mỹ đã công bố ngày 24/6 một video quay các nhân viên của Google và các tài liệu nội bộ chứng minh Google đã ngấm ngầm cái cắm quan điểm chính trị vào các sản phầm của mình mà không thông báo cho người dùng.
Video này tập hợp tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau chứng minh Google đã sử dụng nguyên tắc “công bằng” (fairness) để tinh chỉnh lại các sản phẩm dịch vụ của mình nhằm bí mật đẩy người dùng về phương hướng chính trị mà họ muốn.
>> Công nghệ thao túng tâm trí con người như thế nào? (Phần 1)
Ngày 25/6, Project Veritas đã công bố một email nội bộ của một nhân viên Google gọi những nhân vật bảo thủ như Ben Shapiro và tổ chức PragerU do Dennis Prager lãnh đạo là “những kẻ phát xít sử dụng tiếng lóng.” Email này cũng phỉ báng nhà tâm lý học Canada Jordan Peterson như vậy. Cả ba nhận vật này đều là những người công khai phê phán chủ nghĩa phát xít.
“Hai trong số 3 người này là người Do Thái, những người Do Thái rất mộ đạo, thế nhưng, các vị lại nghĩ họ là phát xít,” Dân biểu Dan Crenshaw của bang Texas đã chất vấn Derek Slater, giám đốc toàn cầu của Google về chính sách thông tin trong phiên điều trần ngày 25/6: “Tôi muốn hỏi, những người ở Google được dạy bảo thế nào mà lại đi nghĩ những người Do Thái mộ đạo ấy là phát xít?”
Chưa hết, Google và các nền tảng công nghệ chính khác, gồm cả Facebook và Twitter, đã công khai áp dụng một chính sách nội dung có thiên hướng chính trị nhất định.
Ví dụ, tất cả đều cấm “những phát ngôn thù hận,” một khái niệm rất chung chung mà cánh tả thường hay áp dụng. Theo bà Nadine Strossen, một giáo sư luật và cựu chủ tịch của Công đoàn Tự do Dân sự Mỹ, khái niệm này rất chung chung và không thể áp dụng một cách công bằng và không thiên vị được: “Ngay cả khi chúng ta có những quy tắc kiểm duyệt nội dung chuẩn mực nhất và mọi người đều cố gắng nói chuyện công bằng không thiên vị, thì điều này cũng không thể thực hiện được. Những tiêu chuẩn này là chủ quan không thể tránh khỏi. Phát ngôn thù hận đối với người này… lại là phát ngôn yêu thích của kẻ khác.”
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…