Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vào ngày ông Joe Biden nhậm chức, đã ban hành hướng dẫn xét nghiệm COVID-19 mới cho các phòng thí nghiệm trên toàn thế giới, qua đó có thể dẫn đến ít ca nhiễm bệnh hơn theo báo cáo của các quan chức y tế.
Vào ngày nhậm chức, WHO đã ban hành các hướng dẫn mới cho xét nghiệm COVID-19 PCR thường được sử dụng dưới dạng “cảnh báo sản phẩm y tế,” chỉ ra rằng một bệnh nhân có kết quả dương tính có thể cần thực hiện xét nghiệm lần nữa và cho thấy các triệu chứng được coi là bị nhiễm bệnh.
Ngày hôm sau, Bác sĩ Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của chính phủ Mỹ tiết lộ rằng ông Biden đã ký một văn bản tái gia nhập WHO.
Vào tháng 7/2020, Tổng thống Trump rút khỏi WHO vì đã giúp Trung Quốc che giấu mức độ nghiêm trọng của virus corona có nguồn gốc bên trong quốc gia này trong những giai đoạn đầu của dịch bệnh, từ đó làm lây lan dịch bệnh ra thế giới.
Các đánh giá độc lập của những hãng truyền thông và một báo cáo được đăng tải gần đây bởi một ủy ban do WHO thành lập đã xác nhận các lý do mà ông Trump rút khỏi cơ quan quốc tế này.
Một số cá nhân đã thảo luận về các hướng dẫn mới trên Twitter:
Hôm 19/1 vừa qua, WHO đã khuyến cáo các phòng thí nghiệm rằng một xét nghiệm PCR đơn lẻ, được các quan chức y tế coi là “tiêu chuẩn vàng”, là không đủ, và lưu ý rằng một người không có triệu chứng nhiễm bệnh nhưng có kết quả xét nghiệm dương tính có thể cần xét nghiệm lần thứ 2 để xác nhận.
“Khi kết quả xét nghiệm không tương ứng với biểu hiện lâm sàng, một mẫu bệnh phẩm mới nên được lấy và kiểm tra lại bằng cách sử dụng [xét nghiệm PCR] tương tự hoặc xét nghiệm PCR khác,” các quan chức của WHO cho biết. Họ cho hay rằng các xét nghiệm PCR đã được sử dụng trên khắp nước Mỹ và các nơi khác để phát hiện các ca nhiễm virus corona chỉ mang tính “hỗ trợ chẩn đoán,” đồng thời nói thêm rằng:
“Do đó, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe phải xem xét bất kỳ kết quả nào kết hợp với thời gian lấy mẫu, loại bệnh phẩm, chi tiết xét nghiệm cụ thể, quan sát lâm sàng, tiền sử bệnh nhân, tình trạng xác nhận của bất kỳ người tiếp xúc nào và thông tin dịch tễ học.”
WHO đã không cho biết lý do tại sao phải đợi hơn 1 năm sau khi các quan chức y tế lần đầu tiên phát hiện ra virus ở Trung Quốc mới công bố các hướng dẫn xét nghiệm. Điều này cho thấy một số phòng thí nghiệm đã chẩn đoán sai một số ca nhiễm bệnh.
“Cho đến khi COVID-19 bùng phát vào năm 2020, cả WHO và CDC (Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh) đều chưa từng xem xét một xét nghiệm PCR dương tính đơn lẻ đủ để chẩn đoán việc nhiễm virus,” anh Michael Thau cho hay.
Hiện các quan chức của WHO đã đưa ra lời giải thích như sau:
“Tỷ lệ hiện mắc bệnh làm thay đổi giá trị dự đoán của kết quả xét nghiệm; khi tỷ lệ này giảm, nguy cơ dương tính giả tăng lên. …. Điều này có nghĩa là xác suất một người có kết quả dương tính (đã phát hiện mắc virus corona), người thực sự bị nhiễm COVID-19 giảm khi tỷ lệ mắc giảm, bất kể độ đặc hiệu được tuyên bố.”
Một cuộc đánh giá đã được thực hiện bởi một ủy ban quốc tế độc lập do WHO lập nên đã xác định rằng trong tháng 1/2021, cả Trung Quốc và tổ chức Liên Hợp Quốc đều lúng túng trong việc ứng phó với virus trong những giai đoạn đầu của đợt bùng phát, đúng như những gì ông Trump đã nghi ngờ.
Trước khi Tổng thống Trump rút khỏi WHO, Mỹ là quốc gia đóng góp hàng đầu cho cơ quan này nhưng lại không nhiều quyền lực bằng Trung Quốc – nước vốn tài trợ cho Liên Hợp Quốc số tiền ít hơn đáng kể.
Theo Breitbart,
Phan Anh
Xem thêm:
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…