Ban Nghiên cứu Kinh tế Phát triển Tư nhân (Ban IV) vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ Việt Nam vào hôm 12/11. Trong đó, Ban IV nêu ra một loạt những khó khăn đang bủa vây doanh nghiệp tư nhân Việt Nam, ví dụ như: thiếu nguồn vốn tín dụng, mất chỗ đứng trong chuỗi cung ứng, chi phí sản xuất tăng, đơn hàng sụt giảm mạnh do suy thoái kinh tế thế giới vào đầu năm 2023, v.v… Điều này đang đẩy doanh nghiệp vào tình thế “khó khăn chưa từng có”.
Theo đó, Ban IV cho biết tình hình hiện nay của các doanh nghiệp đang đối mặt thách thức đặc biệt lớn trong quá trình phục hồi sau đại dịch COVID-19 (Viêm phổi Vũ Hán).
Với doanh nghiệp xuất – nhập khẩu, cơ hội thị trường năm 2023 sụt giảm nghiêm trọng ở các ngành hàng chủ lực của Việt Nam như: dệt may, da giày, nội thất, sắt thép, xi măng, v.v…
Nhiều doanh nghiệp nói trên đến nay đã phải cắt giảm nhân công do đơn hàng ít, nhu cầu tiêu dùng ở các nước châu Âu, Mỹ được dự báo thấp hơn khi kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái.
Bên cạnh đó, Việt Nam đang bị điều tra nhiều vụ việc liên quan đến phòng vệ thương mại khiến doanh nghiệp bị bất lợi trong tiếp cận thị trường.
Thời gian qua, đồng nội tệ VND đang mất giá so với USD dẫn đến chi phí đầu vào sản xuất tăng (do trên 90% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam là nhập nguyên liệu sản xuất), tình trạng thiếu hụt xăng dầu cũng khiến chi phí vận tải tăng mạnh.
Ngoài ra, do Trung Quốc vẫn áp đặt chính sách Zero-COVID nên rủi ro đứt gãy, gián đoạn nguồn cung nguyên vật liệu vẫn đang hiện hữu.
Trong báo cáo, Ban IV cho biết nhiều doanh nghiệp thép đang phải bán thấp hơn giá vốn từ 30 – 40% để có dòng tiền với chi phí lãi vay lên rất cao, trong lúc chưa được cấp chỉ tiêu tín dụng tiếp theo.
Với một số thị trường khó tính, các doanh nghiệp Việt Nam hiện không có tiền để đổi mới công nghệ theo yêu cầu, do vậy có nguy cơ mất chỗ đứng trong chuỗi giá trị hàng hóa.
Chủ đầu tư công trình thiếu tiền nên không thanh toán cho doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, đồng thời cũng không vay được ngân hàng nên nhóm doanh nghiệp này đang khủng hoảng.
Ban IV cũng đưa ra khó khăn cho các doanh nghiệp khi kênh huy động vốn trung và dài hạn ngày càng bị thu hẹp, trong đó có thị trường trái phiếu và cổ phiếu.
Đáng chú ý, cơ quan này cho rằng các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang có lợi thế lớn hơn do có trình độ quản lý, nguồn vốn ổn định, kinh doanh hiệu quả nên tăng trưởng vẫn trên 14%.
Tuấn Minh
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…