Kinh Tế

Chủ tịch Rockefeller International: Kinh tế Trung Quốc suy thoái mang tính lịch sử

Chủ tịch Ruchir Sharma của Rockefeller International cho rằng nền kinh tế Trung Quốc đang trải qua cuộc suy thoái mang tính lịch sử, chính quyền Trung Quốc có dùng chiêu trò gì cũng vô ích.

Hình ảnh dây chuyền sản xuất ô tô của Dongfeng Peugeot tại nhà máy DPCA ở Thành Đô. (Nguồn ảnh: WANG ZHAO/AFP qua Getty Images)

Hôm 19/11, ông Sharma (Ruchir Sharma) có bài viết trên tờ Financial Times rằng vào những năm 1980 sau khi Trung Quốc mở cửa với thế giới đã gặt hái nhiều thành tựu phát triển kinh tế trong những thập niên tiếp theo, nhờ đó có được tỷ trọng trong nền kinh tế toàn cầu lên đến 18,4% vào năm 2021, trong khi năm 1990 chưa tới 2%.

Hiện nay tình hình đảo ngược kinh tế Trung Quốc bắt đầu. Tỷ trọng của Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới đã giảm nhẹ vào năm 2022, nhưng năm nay sẽ giảm mạnh xuống còn 17% – mức giảm 1,4% trong hai năm là mức giảm lớn nhất từng thấy của kinh tế Trung Quốc.

Ông Sharma phân tích rằng suy thoái kinh tế Trung Quốc có thể định hình lại trật tự thế giới. Tăng trưởng trong tỷ trọng GDP toàn cầu của nền kinh tế Trung Quốc kể từ những năm 1990 chủ yếu là do tình hình kinh tế của châu Âu và Nhật Bản khi đó, nhưng hai năm qua thị phần kinh tế toàn cầu của Nhật Bản và châu Âu ổn định, trong khi khoảng trống mà nền kinh tế Trung Quốc để lại chủ yếu được lấp đầy bởi Mỹ và các nước mới nổi khác.

Bài báo cho biết, nền kinh tế thế giới dự kiến ​​sẽ tăng thêm 8000 tỷ USD vào năm 2022 và 2023, đạt 105.000 tỷ USD, trong đó Mỹ chiếm 45% và các nước mới nổi khác chiếm 50%, một nửa thu nhập của các nước mới nổi đến từ 5 nước trong số đó mà không có Trung Quốc: Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Brazil và Ba Lan.

Sharma cho rằng lợi tức nhân khẩu của Trung Quốc đã bị mất, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động trên thế giới đã giảm từ mức đỉnh 24% xuống 19% và dự kiến ​​ trong 35 năm tới sẽ giảm xuống 10%. Tỷ trọng tăng trưởng kinh tế gần như chắc chắn cũng sẽ giảm.

Ông chỉ ra rằng trong khi thế giới đang chống lạm phát thì Trung Quốc là một trong số ít nền kinh tế bị giảm phát, ngoài ra nước này cũng đang phải đối mặt với tình trạng bong bóng bất động sản do vỡ nợ – vấn đề thường dẫn đến đồng tiền Trung Quốc mất giá. Nghiêm trọng nữa là các nhà đầu tư đang rút tiền ra khỏi Trung Quốc với tốc độ kỷ lục, gây thêm áp lực lên đồng nhân dân tệ.

Bài báo kết luận rằng lãnh đạo nhà cầm quyền Trung Quốc là ông Tập Cận Bình vốn trước đây quá tin tưởng vào quan điểm cho rằng “phương Đông trỗi dậy, phương Tây suy thoái”, nhưng vào tuần trước đã phải hồ hởi lấy lòng Tổng thống Mỹ Biden tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC ở San Francisco, điều đó ít nhất cho thấy thái độ Trung Quốc cần có đối tác kinh doanh nước ngoài.

Ông dự kiến tỷ trọng của kinh tế Trung Quốc trên toàn cầu sẽ không ngừng suy giảm mà nhà cầm quyền Trung Quốc dù làm gì cũng không thể thay đổi được, do đó ông gọi hiện nay “Thời đại kinh tế hậu Trung Quốc”.

Từ Giản

Published by
Từ Giản

Recent Posts

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Theo thông báo từ quân đội Ukraine, trong khoảng thời gian từ 5:00 đến 7:00…

52 phút ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

2 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

3 giờ ago

Ông Trump chọn tỷ phú Howard Lutnick làm Bộ trưởng Thương mại

Tổng thống đắc cử Donald Trump đã chọn ông Howard Lutnick, giám đốc điều hành…

4 giờ ago

Các nhóm nhân quyền phương Tây chỉ trích ông Biden về mìn sát thương ở Ukraine

Các tổ chức nhân quyền phương Tây đã lên án Tổng thống Hoa Kỳ Joe…

5 giờ ago

Tổng thống Nicaragua Ortega tìm cách mở rộng quyền lực của tổng thống

Tổng thống Nicaragua Daniel Ortega đã đề xuất cải cách hiến pháp nhằm mở rộng…

6 giờ ago