Giá và sản lượng dầu mỏ đang bị chi phối bởi những con bài chính trị trong nỗ lực nhằm chiếm được lợi thế lớn nhất giữa các bên xuất khẩu dầu mỏ.
Giá dầu được quyết định bới sản lượng
Vào cuối năm 2016, nhiều chuyên gia dự đoán rằng giá dầu sẽ tăng trong suốt năm 2017, và có thể lên đến mức 60 USD/thùng. Nhưng cho đến nay, những dự đoán đó đã liên tục bị điều chỉnh giảm.
Cuối tháng 7 vừa qua, giá dầu đã giảm xuống mức 46 USD/thùng, thấp hơn mức giá đầu năm khoảng 20% và giảm khoảng một nữa so với năm 2014.
Với lượng cung đang dư thừa nhiều trong khi nhu cầu bị giảm sút do ảnh hưởng bởi các nguồn năng lượng mới, sẽ làm giá dầu tiếp tục lao dốc? Hay giá dầu sẽ hồi phục lại khi các nhà sản xuất tiếp tục chiến lược cắt giảm sản lượng?
Tình huống hiện tại đã khá rõ ràng. Kinh tế thế giới đang có những dấu hiệu tăng trưởng trở lại sau khủng hoảng, nhưng tốc độ phục hồi vẫn còn chậm và triển vọng thì không mấy sáng sủa. Nhờ cải tiến công nghệ, con người ngày càng cần ít năng lượng để sản xuất ra cùng một sản lượng, và công nghệ cũng giúp giảm đáng kể chi phí lọc dầu. Trong khi đó không gian tối ưu sử dụng năng lượng vẫn còn, đặc biệt là các nền kinh tế lớn như Trung Quốc và Nga vẫn còn đang lãng phí nhiều năng lượng.
Ngoài ra, việc các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ cho đến nay vẫn không thể đạt được một thỏa thuận chiến lược chung về cắt giảm sản lượng, đã khiến giá dầu vẫn nằm trong xu hướng giảm.
Vài năm trước đây, bất kỳ cuộc khủng hoảng địa chính trị nào cũng sẽ làm dấy lên lo ngại về khả năng cắt giảm sản lượng dầu. Nhưng ngày nay thì ngược lại. Dù là bất ổn xảy ra ở Nga hay ở các nước Trung Đông đi chăng nữa, các quốc gia xuất khẩu dầu khác sẽ chớp lấy cơ hội để gia tăng sản lượng và bù đắp vào khoảng thiếu hụt. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của các nhà sản xuất dầu đá phiến ở Mỹ là một minh chứng.
“Vì nhu cầu dầu dường như không thay đổi, giá dầu tương lai có thể được quyết định bởi lượng cung.”
Ngược lại, khi giá dầu tăng, chẳng hạn việc cắt giảm đầu tư trong hoạt động khai thác và lọc dầu, sẽ dẫn đến nguồn cung giảm. Nhưng điều này lại không xảy ra trong ngành sản xuất dầu đá phiến.
Lý do lại vẫn là công nghệ, theo hãng tư vấn năng lượng Rystad, điểm hòa vốn của hoạt động khai thác dầu đá phiến vào năm 2013 là 70-100 USD/thùng, tùy thuộc vào tầng địa chất và địa điểm khai thác. Đến cuối năm 2016, nó đã thu hẹp xuống chỉ còn 30-40 USD/thùng, và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
Nói cách khác, muốn giá dầu tăng thì cần phải cắt giảm đầu tư hoặc ngừng tìm kiếm các giếng dầu truyền thống mới trên đất liền hay ngoài khơi, đồng thời làm giảm vai trò của dầu đá phiến.
Trên thực tế, dầu đá phiến ở Mỹ chiếm 6% sản lượng dầu thô toàn cầu và khoảng 60% tổng sản lượng dầu đá phiến toàn cầu. Nếu điều đó là đúng, tình trạng dư cung trên thị trường hiện nay sẽ nhanh chóng biến mất. Họ cho rằng dầu đá phiến không thể tăng mạnh và nguồn cung hiện tại không đủ để đáp ứng nhu cầu của tương lai.
Theo một khía cạnh nào đó, xu hướng giá lên là đúng. Bởi vì yếu tố về cầu dường như không thay đổi, giá dầu tương lai có thể được định giá bởi bên cung.
Tuy vậy, ở đây thì nhờ vào triển vọng của dầu đá phiến không rõ ràng. Do đó, các nhà sản xuất có thể sử dụng phương pháp tiếp cận “chờ xem” trước khi quyết định mở rộng sản xuất. Họ có thể muốn đợi giá dầu tăng đến một mức nào đó trước khi bắt đầu một chu kỳ đầu tư đắt đỏ mới.
Một số nhà sản xuất Hoa Kỳ đã áp dụng theo cách này, bằng cách tăng sản lượng với nguồn lực hiện có và tạm ngưng phát triển các khu vực mới.
Công nghệ sẽ luôn được cải tiến và có thể lan sang cả ngành khai thác dầu thô truyền thống, do đó, nó có thể tạo thuận lợi cho việc cắt giảm chi phí để mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, cũng có một nhân tố quan trọng khác cần xem xét.
“Ngược lại, nếu OPEC thống nhất về một thỏa thuận chung với Nga, bình ổn doanh thu từ dầu mỏ, thì người chiến thắng với quyền lực thực sự sẽ rơi vào tay Moscow.”
Các nhà sản xuất dầu truyền thống thường phản ứng với những gì OPEC thực hiện. Khu vực hợp tác chung về dầu khí này hiện kiểm soát 42% sản lượng dầu toàn cầu. Cho đến nay khối này là nhà sản xuất hàng đầu thế giới. Thế nhưng nó đã thất bại trong việc thực thi các chiến lược của khối. Trong quá khứ, OPEC từng cắt giảm sản lượng dầu và đã thành công trong việc nâng giá dầu, nhưng cái giá phải trả là mất đi thị phần vào tay các nhà sản xuất ngoài khối, những người đã tận dụng cơ hội giá cao và mở rộng sản xuất. Kết quả là giá dầu giảm về mức ban đầu và cuối cùng thành viên OPEC lại hậm hực mang về miếng bánh nhỏ hơn.
Hơn nữa, mối liên kết trong khối OPEC khá lỏng lẻo, và nếu muốn thành công trong việc hạn chế nguồn cung để tăng giá, thì việc hợp tác với các nhà sản xuất chính bên ngoài khối (đáng chú ý là Nga) là rất quan trọng.
Một thỏa thuận với Nga sẽ có thể có ý nghĩa rất lớn, vì nó cũng có thể nâng độ tin cậy của chiến lược giá của OPEC. Sức mạnh chính trị từ điện Kremlin sẽ hữu dụng trong việc thúc giục các thành viên còn do dự thực hiện cam kết và kiếm chế những thành viên ngoài khối muốn lợi dụng chính sách cắt giảm sản lượng của OPEC (và Nga).
Nhưng dù cho có thỏa thuận của OPEC – Nga, hiệu quả của nó phụ thuộc vào chiến lược về dầu dài hạn, trong đó gồm cả các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ, vốn có lý do để tránh phá giá. Thỏa thuận này sẽ quyết định giá trên thị trường những năm tới và có thể định hình bản đồ dầu toàn cầu.
Hai kịch bản có thể được hiện thực hóa. Nếu OPEC không thể đạt được thỏa thuận với các thành viên quan trọng bên ngoài, có thể sẽ có một sự thay đổi về chiến lược, Ả rập Xê-út và các nhà sản xuất chi phí thấp khác sẽ mở rộng sản xuất hơn là hạn chế sản lượng. Bằng cách kéo giá xuống dưới 50 USD/thùng, họ sẽ buộc các nhà sản xuất chi phí cao phải cắt giảm sản lượng, và khiến các công ty dầu đá phiến suy nghĩ kỹ càng trước khi bước vào thị trường hoặc khai thác các giếng dầu mới.
Dĩ nhiên, kết quả này phù hợp với xu hướng thị trường hiện tại và sẽ được các nước nhập khẩu dầu hoan nghênh. Tuy vậy, giá dầu thấp và ngân sách hạn hẹp ở các nước xuất khẩu dầu có thể tạo nên căng thẳng trong nước và thậm chí là thay đổi chính trị, bởi vì tầng lớp thống trị sẽ không còn kiểm soát nguồn lực quan trọng để xoa dịu người dân.
Ngược lại, nếu OPEC có thể có được chiến lược chung với Nga, ổn định doanh thu dầu, và do đó chế độ cầm quyền, người chiến thắng thực sự sẽ là Moscow. Nga và Ả rập Xê-út đã đồng ý cắt giảm sản lượng đến tháng 3/2018, với hy vọng đẩy giá lên trên mức 50 USD và có thể là 60 USD, mức mà kinh tế Nga cần.
Tuy vậy, các nhà xuất khẩu dầu cần một liên minh ổn định và lâu bền với Nga để trở thành nhân tố quan trọng trong địa chính trị toàn cầu.
Nếu thỏa thuận như vậy đạt được, quyết định thực sự sẽ trong tay Vladimir Putin và Donald Trump. Giá dầu toàn cầu sẽ phụ thuộc vào việc liệu ông Putin có đủ làm chính quyền Trump thỏa mãn để có thể kiềm chế sản lượng dầu đá phiến (chẳng hạn, thúc đẩy việc thiết lập một khối sản xuất dầu trong nước). Thách thức đối với kịch bản này có thể rất nhiều, nhưng nếu điều đó xảy ra, Nga và OPEC sẽ thấy dễ thở hơn nhiều khi kiểm soát các cartel của mình và ngăn cản những kẻ cơ hội.
Theo Geopolitical Intelligence Services,
Liên Hương
Xem thêm:
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…