Chiều ngày 4/5, Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Quang Tùng chủ trì họp báo về dự kiến Chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Ảnh Quochoi.vn
Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV được tổ chức theo hình thức tập trung, chia hai giai đoạn từ ngày 5/5 đến 29/5 và từ 11/6 đến dự kiến 30/6. Kỳ họp xem xét quyết định sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013, 51 luật, nghị quyết, 14 nhóm nội dung về kinh tế, xã hội, ngân sách nhà nước cũng như xem xét đề xuất rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
Chiều ngày 4/5/2025, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng chủ trì Họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XV.
Ông Tùng nhấn mạnh đây là kỳ họp lịch sử của Quốc hội, cũng như của cả hệ thống chính trị, chuẩn bị cho việc tiếp tục thực hiện sắp xếp tổ chức tinh gọn bộ máy, sắp xếp các đơn vị hành chính.
Thông tin về nội dung kỳ họp, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn cho biết, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV sẽ họp phiên trù bị và khai mạc trọng thể vào ngày 05/5/2025, dự kiến bế mạc vào ngày 30/6/2025, theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội.
Kỳ họp thứ 9 được tiến hành theo 2 đợt: Đợt 1 từ ngày 05/5 đến ngày 29/5/2025; Đợt 2 bắt đầu từ ngày 11/6 và dự kiến bế mạc chậm nhất vào ngày 30/6/2025.
Tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định 54 nội dung về công tác lập hiến, lập pháp, gồm 3 nghị quyết về công tác lập hiến và 51 luật, nghị quyết thuộc công tác lập pháp; 14 nhóm nội dung về kinh tế- xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.
Về công tác lập hiến, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều trong Hiến pháp năm 2013 nhằm thể chế hoá kịp thời kết luận, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Bảo đảm hoàn thành trước ngày 30/6/2025, có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.
Phạm vi sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 tập trung vào 2 nhóm nội dung. Thứ nhất là quy định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị- xã hội tại các điều 9, 10 và 84. Thứ hai, quy định về chính quyền địa phương tại Chương IX để tạo cơ sở pháp lý hiến định cho việc tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Các cơ quan có thẩm quyền sẽ tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trong thời gian 30 ngày, từ 06/5- 05/6/2025.
Về công tác lập pháp, Quốc hội sẽ xem xét thông qua các luật: Bộ luật Hình sự (sửa đổi); Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân (trường hợp đủ điều kiện thì xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 9); Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi); Luật Công nghiệp công nghệ số; Luật Hóa chất (sửa đổi); Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi); Luật Nhà giáo; Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi); Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); Luật Việc làm (sửa đổi);
Cũng tại kỳ họp, Quốc hội sẽ xem xét thông qua các nghị quyết:
Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân;
Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để đầu tư phát triển hệ thống đường sắt;
Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội;
Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân;
Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật;
Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi;
Nghị quyết của Quốc hội về kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp được quy định tại Nghị quyết số 55/2010/QH12 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 28/2016/QH14 và Nghị quyết số 107/2020/QH14;
Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng.
Tại kỳ họp, Quốc hội sẽ xem xét Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024; tình hình triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2025 (trong đó có nội dung về cơ chế, chính sách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án tồn đọng).
Xem xét Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024 và những tháng đầu năm 2025. Trong đó có báo cáo về các nội dung: việc điều chỉnh dự toán ngân sách năm 2025 để bố trí ít nhất 3% ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và tiếp tục nâng lên 2% GDP trong 05 năm tiếp theo và việc thực hiện các nhiệm vụ phát sinh năm 2025 gắn với sắp xếp bộ máy, miễn giảm học phí;
Cùng với đó là tình hình triển khai các khoản dự toán chưa phân bổ của ngân sách trung ương đầu năm đã được quy định tại Mục VI, Mục VII, Mục VIII, Mục IX Phụ lục II kèm theo Nghị quyết số 160/2024/QH15 của Quốc hội về phân bổ ngân sách trung ương năm 2025;
Dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, chi ngân sách địa phương, số bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và tỷ lệ phân chia các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương sau sáp nhập tỉnh; tình hình phân bổ, giao dự toán chi đối với các khoản chưa phân bổ chi tiết theo quy định tại khoản 5a Điều 19 của Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 59/2020/QH14 và Luật số 56/2024/QH15).
Xem xét, thông qua Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh; xem xét, quyết định việc thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia và bầu Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia; phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia về danh sách Phó Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia và Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia.
Xem xét, quyết định việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021– 2026; Xem xét, quyết định ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026- 2031.
Xem xét, quyết định chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn- Pleiku; Xem xét, quyết định về bố trí nguồn thanh toán các khoản nợ thuộc trách nhiệm của Chính phủ tại Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy (SBIC); Xem xét, quyết định chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 Tp.Hồ Chí Minh.
Từ ngày 4/5, một loạt công ty chứng khoán (SSI, Rồng Việt, DNSE, PHS, Mirae…
Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, với tổng vốn…
Wikipedia bị ngoại giới cáo buộc thiên vị các nguồn tin tức khuynh tả trong…
Cấy ghép nội tạng đã từng được ví như ngọn hải đăng soi đường giữa…
WSJ: Trung Quốc có thể hợp tác về fentanyl để nối lại đàm phán thương…
Nhà Trắng vừa chính thức khai trương một trang web chuyên theo dõi dòng vốn…