Kinh Tế

Thị trường Trung Quốc suy thoái khiến doanh nghiệp phương Tây chững lại

Báo cáo về mức tiêu thụ hàng xa xỉ của công ty sản phẩm chăm sóc da châu Âu Beiersdorf đưa tin hôm thứ Tư (ngày 7/8) cho thấy, doanh thu nửa đầu năm của công ty không như mong đợi, chủ yếu là do thị trường Trung Quốc. Báo cáo tài chính của một số ‘gã khổng lồ’ trong ngành công nghiệp Mỹ hoạt động tại Trung Quốc cũng cho biết, thị trường Trung Quốc đã kéo hoạt động kinh doanh của họ đi xuống… Tất cả cho thấy bức tranh kinh tế Trung Quốc không dễ phục hồi.

Một quán cà phê Starbucks trên phố thương mại ở Bắc Kinh. (Ảnh: Testing/ Shutterstock)

Hàng xa xỉ gặp khó khăn

Cổ phiếu của công ty Beiersdorf đã giảm tới 5,9% xuống 123,65 euro trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 7/8, cho thấy mức giá thấp nhất kể từ tháng 11 năm ngoái. Doanh số bán các sản phẩm làm đẹp cao cấp của họ đã chậm lại ở Trung Quốc do người tiêu dùng trung lưu Trung Quốc giảm chi tiêu vì kinh tế bất ổn, trong khi những người vẫn đủ khả năng mua hàng xa xỉ cũng lo ngại về việc “khoe khoang sự giàu có”. Doanh số bán thương hiệu cao cấp La Prairie của Beiersdorf trong nửa đầu năm 2024 đã giảm 7%.

Theo Reuters, các nhà phân tích tại tổ chức đầu tư Stifel cho biết trong một báo cáo: “Sự yếu kém của La Prairie là nguyên nhân chính dẫn đến doanh thu quý 2 kém ở phân khúc tiêu dùng, điều này phủ bóng đen lên một quý mạnh mẽ khác của Nivea”. Tập đoàn Nivea có trụ sở tại Hamburg có doanh số sản phẩm hữu cơ ở mảng kinh doanh tiêu dùng tăng 6,1% trong quý 2, trong khi kỳ vọng của các nhà phân tích là tăng 7,4%. Ở cấp độ tập đoàn, doanh số bán hàng hữu cơ trong nửa đầu năm tăng 7,1% lên 5,2 tỷ euro (5,7 tỷ USD), thấp hơn một chút so với mức 7,2% thăm dò các nhà phân tích của Vara Research.

L’Oreal của Pháp cũng cho biết vấn đề phục hồi yếu ở thị trường Trung Quốc đã ảnh hưởng, họ kỳ vọng thị trường Trung Quốc của họ duy trì mức tăng trưởng âm nhẹ trong nửa cuối năm nay.

Beiersdorf nhắc lại dự báo hàng năm về mức tăng trưởng doanh số bán hàng hữu cơ từ 6% – 8%, về vấn đề này Giám đốc điều hành Vincent Warnery cho biết trong một hội nghị trực tuyến rằng ông sẽ thất vọng nếu tốc độ tăng trưởng doanh số bán hàng ở mức thấp hơn trong phạm vi đó. Giám đốc tài chính Astrid Hermann của Beiersdorf cho biết, tốc độ tăng trưởng của công ty năm 2024 sẽ phụ thuộc vào kết quả doanh số thương hiệu cao cấp La Prairie trong nửa cuối năm.

Bức tranh không lạc quan tại thị trường Trung Quốc

Vấn đề thị trường Trung Quốc cũng nổi lên trong loạt báo cáo tài chính gần đây của một số công ty lớn tại Mỹ, đó là thị trường Trung Quốc đã kéo hoạt động kinh doanh của họ đi xuống.

Trong bối cảnh quan hệ Trung-Mỹ căng thẳng, tốc độ tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc và sự cạnh tranh khốc liệt trong nước này đang làm giảm lợi nhuận của các công ty nước ngoài lớn ở Trung Quốc.

Theo CNBC, chủ tịch, giám đốc điều hành và giám đốc McDonald’s là Christopher Kempczinski cho biết khi nói về kết quả quý của ‘gã khổng lồ’ nhà hàng này kết thúc vào ngày 30/6, “Tiêu dùng ở Trung Quốc khá ảm đạm… Cho dù đó là trong ngành của chúng tôi hay trong một loạt các ngành tiêu dùng, có thể thấy rằng người tiêu dùng rất, rất theo đuổi việc giảm giá. Người tiêu dùng Trung Quốc luôn quan tâm đến giá cả và sẽ đi đến bất cứ nơi nào có ưu đãi tốt nhất”.

McDonald’s cho biết trong bối cảnh sụt giảm doanh số bán hàng liên quan đến Trung Quốc, khiến doanh số bán hàng tại đơn vị thị trường nhượng quyền phát triển quốc tế của họ giảm 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Coca-Cola là James Quincey chia sẻ trong một cuộc họp báo cáo thu nhập rằng, “Nền kinh tế vĩ mô (của Trung Quốc) nhìn chung suy yếu do một số vấn đề cơ cấu về bất động sản, giá cả…”

Giám đốc tài chính của General Mills là Kofi Bruce cho biết, năm nay sau khởi đầu mạnh mẽ thì tới quý kết thúc vào ngày 26/5 cho thấy “niềm tin của người tiêu dùng đã thực sự suy giảm”, ảnh hưởng đến lượng khách đến cửa hàng Haagen-Dazs và hoạt động kinh doanh bánh sủi cảo cao cấp của công ty. Doanh thu thuần hữu cơ của công ty tại Trung Quốc đã giảm hai con số trong quý.

Starbucks báo cáo rằng doanh số bán hàng tại cùng loại cửa hàng ở Trung Quốc đã giảm 14% trong quý kết thúc vào ngày 30/6, cao hơn nhiều so với mức giảm 2% ở Mỹ; trong cùng quý, doanh thu từ 7306 cửa hàng tại Trung Quốc giảm 11%.

Coca-Cola cũng ghi nhận doanh số bán hàng sụt giảm ở Trung Quốc. Trong quý kết thúc vào ngày 28/6 cho thấy thu nhập hoạt động ròng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương giảm 4% so với cùng kỳ, xuống còn 1,51 tỷ USD. Dù vậy hiệu quả của hãng này khởi sắc ở Đông Nam Á, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Các công ty Trung Quốc cũng đang gặp khó khăn, doanh số bán lẻ toàn Trung Quốc so với một năm trước chỉ tăng 2% trong tháng 6.

Luckin Coffee có giá đồ uống chỉ bằng một nửa Starbucks, báo cáo doanh số bán hàng tại cùng loại cửa hàng giảm 20,9% trong quý kết thúc vào ngày 30/6.

Chiến lược gia cổ phiếu Trung Quốc tại UBS Securities là Lei Meng cho biết trong một báo cáo ngày 23/7 rằng thu nhập trên thị trường chứng khoán Trung Quốc (cổ phiếu A) có thể đã chạm đáy trong quý đầu tiên; báo cáo tài chính mới nhất của một số ‘gã khổng lồ’ tiêu dùng Mỹ cũng cho thấy xu hướng giảm này.

Báo cáo của Apple trong quý kết thúc vào ngày 29/6 cho thấy doanh số bán hàng tại khu vực Đại Trung Hoa (Đại Lục, Hồng Kông, Mao Cao, Đài Loan) đã giảm 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Johnson & Johnson cho biết Trung Quốc là “thị trường rất biến động”, cũng là khu kinh doanh lớn của công ty có kết quả kinh doanh thấp hơn dự kiến, hiệu quả kinh doanh khu vực này cũng ảnh hưởng đến triển vọng dài hạn của công ty.

Procter & Gamble thì thông bao doanh số tại Trung Quốc đã giảm 9% trong quý tính đến cuối tháng 6. Giám đốc tài chính Andre Schulten chia sẻ trong cuộc gọi báo cáo thu nhập vào tuần trước: “Tại Trung Quốc, chúng tôi không kỳ vọng sẽ quay trở lại tốc độ tăng trưởng (hai chữ số) như trước dịch bệnh COVID-19”.

Nhà điều hành khách sạn Marriott International đã hạ dự báo tăng trưởng doanh thu trên mỗi phòng sẵn có (RevPAR) trong năm nay xuống 3% – 4%, một phần do dự tính về sự suy yếu tiếp tục ở thị trường Trung Quốc. Trong quý đầu tiên kết thúc vào ngày 30/6, RevPAR của Khách sạn Marriott tại Đại Lục đã giảm khoảng 4%.

Lý Ngôn

Published by
Lý Ngôn

Recent Posts

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

5 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

6 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

6 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

7 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

8 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

9 giờ ago