Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ ngành về thuế quan của Hoa Kỳ ngày 3/4. Nguồn ảnh Báo Chính phủ
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu lập tổ phản ứng nhanh về vấn đề thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ do Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đứng đầu. Tổ phản ứng nhanh có 7 ngày để thay đổi tình thế. Nếu không có gì thay đổi, mức thuế đối ứng 46% sẽ áp lên hàng hóa xuất xứ Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ từ ngày 9/4.
Sáng 3/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành đánh giá tình hình, thảo luận về các giải pháp trước mắt và lâu dài sau khi phía Hoa Kỳ vừa công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa đến từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, việc Hoa Kỳ áp thuế là chưa phù hợp với quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, mong muốn của người dân hai bên và những nỗ lực của Việt Nam trong thời gian qua. Ông yêu cầu các bộ, ngành bình tĩnh, bản lĩnh, có đối sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả với mọi diễn biến để tiếp tục vượt qua những khó khăn, vướng mắc và cú sốc từ bên ngoài như đã làm những năm qua trong bối cảnh đại dịch, xung đột ở nhiều nơi trên thế giới, đứt gãy chuỗi cung ứng…
Thủ tướng yêu cầu thành lập ngay tổ phản ứng nhanh về vấn đề này do Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đứng đầu; giao Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chủ trì, chỉ đạo các bộ, ngành tổ chức lắng nghe ý kiến từ các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp xuất khẩu lớn.
Trước đó, theo Bloomberg đưa tin, Việt Nam có kế hoạch cử thêm một đoàn đại biểu sang Hoa Kỳ vào cuối tuần này do Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dẫn đầu và có sự tháp tùng của các giám đốc điều hành từ các công ty bao gồm Tổng công ty Hàng không Việt Nam , Tổng công ty Hàng không Vietjet và Tập đoàn VinaCapital tới New York.
“Thật sự là không thể lường nổi” – Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch CTCP Thực phẩm Sao Ta phản ánh nỗi lo chung của ngành thủy sản Việt Nam. “Thủy sản Việt Nam không thể cạnh tranh. Với mức chênh lệch thuế này, chúng ta gần như không thể trụ nổi“, ông Lực nói thêm.
Bà Dương Thị Ngọc Dung, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết nhiều công ty dệt may Việt Nam, vốn phụ thuộc vào thị trường Hoa Kỳ đang phải đối mặt với “nguy cơ cao” bị buộc phải đóng cửa, khiến hàng nghìn người Việt Nam mất việc làm.
“Điều này thật kinh hoàng. Tôi mở mắt ra sáng nay và hoàn toàn choáng váng,” Bà Dung nói. “Mức thuế 46% này vượt quá mọi thứ chúng ta có thể tưởng tượng. Điều này sẽ đẩy giá tất cả hàng hóa Việt Nam tại Hoa Kỳ lên cao. Người tiêu dùng Mỹ có còn mua chúng không?”
Kết thúc phiên giao dịch 3/4, VN-Index lao dốc không phanh với mức giảm 88 điểm, tương đương 6.68%, xuống ngưỡng 1,229.84 điểm. Đây là mức giảm điểm mạnh nhất trong lịch sử thị trường, đưa chỉ số này chạm gần mức đáy của năm 2025. Bức tranh thị trường ngập trong sắc xanh lơ và đỏ khi 517 trong tổng số 520 cổ phiếu trên sàn HOSE đồng loạt giảm giá, trong đó có với 263 mã chạm mức giảm sàn.
Đồng VND mất giá thảm khốc so với các ngoại tệ chủ chốt. Cụ thể tại Vietcombank, USD niêm yết tại ở mức 25.610 – 26.000 đồng/USD (mua- bán), tăng 180 đồng/USD cả hai chiều mua bán; EUR tăng vọt lên mức 27.468 – 28.973 đồng/EUR, tăng 509 đồng/EUR chiều mua, tăng 536 đồng/EUR chiều bán; CNY tăng 12 đồng/CNY cả hai chiều, niêm yết ở mức 3449 – 3595 đồng/CNY.,
Không phủ nhận trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã có những bước đi để thuyết phục Hoa Kỳ rằng mình nghiêm túc trong việc giảm thặng dư thương mại với Hoa Kỳ, mức 123,5 tỷ đô la vào năm ngoái.
Chính phủ Việt Nam đã thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam tham gia các thỏa thuận kinh tế, thương mại, dự kiến triển khai từ năm 2025 với khoảng trị giá 90,3 tỷ USD. Trong đó, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Mỹ làm việc với Cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ (USTR), Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đã tham dự và chứng kiến buổi lễ ký kết và công bố các thỏa thuận hợp tác, hợp đồng mua sắm máy móc, trang thiết bị, nguyên nhiên vật liệu và dịch vụ, hàng hóa giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Mỹ trị giá 4,15 tỷ USD.
Ngay thứ Hai (1/4), Việt Nam đã cắt giảm thuế đối với một loạt hàng nhập khẩu, từ khí đốt tự nhiên hóa lỏng và ô tô đến nhiều sản phẩm nông nghiệp khác nhau.
Cùng ngày (1/4), Bộ Công thương lấy ý kiến Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược liên quan tới quản lý hàng hóa lưỡng dụng, liên quan tới một trong những cam kết sau chuyến công tác của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tới Hoa Kỳ vừa qua.
Được biết, trong thông báo sáng nay, Nhà Trắng cho biết mức thuế cơ sở 10% sẽ có hiệu lực vào thứ Bảy (5/4) và mức thuế riêng lẻ, đối ứng với từng nước có mức cao hơn mức cơ sở sẽ có hiệu lực vào ngày 9 tháng 4. Nghĩa là, tổ phản ứng nhanh của Việt Nam vẫn còn thêm 7 ngày để đàm phán, thay đổi tình thế.
Thủ tướng Canada Mark Carney đã phê phán chính sách thuế mới của Mỹ, bao…
Việt Nam lấy làm tiếc trước việc Mỹ công bố quyết định áp mức thuế…
Hôm thứ Năm (3/4), Tổng thống Donald Trump đã hoan nghênh "quảng cáo tuyệt vời"…
18 cây chè cổ thụ được phát hiện trên núi Tam Đảo có vanh gốc…
General Motors (GM) có kế hoạch mở rộng sản xuất tại một trong những nhà…
Tổng thống Trump đã công bố mức thuế quan mới trong một buổi lễ tại…