Hiện nay, các công ty bất động sản Trung Quốc ồ ạt rút chạy khỏi sáng kiến “Vành đai và Con đường”. Sihanoukville, thành phố ven biển của Campuchia, có hàng trăm dự án dang dở. Theo dữ liệu từ chính quyền thành phố, số tòa nhà chưa hoàn thiện lên đến khoảng 360 và có 170 tòa nhà khác đã hoàn thành nhưng bị bỏ trống. Ước tính phải đầu tư 1,1 tỷ USD để hoàn thành phần xây dựng còn dang dở.
Theo Nikkei Asia, một trong những tòa nhà thuộc loại này nằm trên khu đất của Pan Sombo – một giáo viên tiểu học 51 tuổi. Khi nhìn vào ngoại quan bê tông xi măng của tòa nhà, nơi mà việc hoàn thành dường như còn rất xa vời, ông nói rằng việc này hoàn toàn không thể tưởng tượng được.
Pan Sombo cho biết, năm 2019, một nhà đầu tư Trung Quốc đã đề xuất với ông phương án xây dựng chung cư 10 tầng. Chủ đầu tư hy vọng sẽ sử dụng được 750m2 mặt bằng mở của mình và hứa rằng dự án xây dựng sẽ hoàn thành vào năm 2021. Ông sẽ nhận được 20 triệu riel (khoảng 4.946 USD) tiền sử dụng đất mỗi tháng, tương đương 10 lần lương giảng dạy của ông nên Pan Sombo sẵn sàng đồng ý với kế hoạch.
Khi dịch COVID-19 ập đến, nhà đầu tư quay về Trung Quốc và cho biết không thể quay lại Campuchia. Đây là lần cuối cùng ông Pan Sombo nghe tin về nhà đầu tư nên đã quay sang chính quyền địa phương để yêu cầu chấm dứt hợp đồng.
Báo cáo cho biết, thực tế không thiếu những “tòa nhà ma” như vậy ở Sihanoukville. Theo thống kê của chính quyền thành phố, có khoảng 360 tòa nhà có dự án xây dựng dở dang và 170 tòa nhà khác đã hoàn thiện nhưng bỏ không.
Được thúc đẩy bởi Sáng kiến ”Vành đai và Con đường” của Trung Quốc, vốn của Trung Quốc đã đổ vào Sihanoukville một lượng lớn vào giữa những năm 2010. Chủ đầu tư Campuchia “Prince Real Estate Group” đã khởi công một loạt dự án xây dựng, bao gồm một khách sạn sang trọng và một trung tâm mua sắm. Sau đó hàng chục sòng bạc xuất hiện, khiến Sihanoukville được mệnh danh là Ma Cao thứ hai.
Tuy nhiên sau đó dịch COVID-19 ập đến, theo số liệu từ Tổng cục Du lịch Campuchia, nước này chỉ thu hút khoảng 550.000 khách du lịch Trung Quốc vào năm ngoái, giảm 77% so với năm 2019. Trong đó, chỉ có 15.754 khách du lịch đến sân bay quốc tế Sihanoukville, giảm mạnh tới 98% so với năm 2019.
Sau đại dịch, do Chính phủ Campuchia trấn áp các sòng bạc và sự suy thoái của thị trường bất động sản Trung Quốc, khiến cho tốc độ hoàn vốn về Sihanoukville rất chậm.
Campuchia phụ thuộc quá nhiều vào nguồn tài trợ của Trung Quốc. Nước này đã phê duyệt kế hoạch đầu tư nước ngoài 1,9 tỷ USD vào năm 2022, 90% trong số đó đến từ Trung Quốc. Theo một giám đốc công ty xây dựng Campuchia, sẽ rất khó để lấp đầy những lỗ hổng mà Trung Quốc để lại bằng nguồn đầu tư từ các nước khác.
Ngày 18/5/2023, theo hãng tin AP, hơn 10 quốc gia nghèo trên thế giới đang phải đối mặt với tình trạng bất ổn kinh tế, thậm chí sụp đổ vì không có khả năng trả nợ hàng trăm tỷ USD nợ nước ngoài, và phần lớn trong số đó là vì khoản vay chính phủ của người cho vay lớn nhất và tàn nhẫn nhất thế giới – [Đảng Cộng sản] Trung Quốc.
AP đã phân tích hơn 10 quốc gia nợ Trung Quốc nhiều nhất, bao gồm Zambia, Pakistan, Kenya, Lào và Mông Cổ, và nhận thấy các khoản nợ liên quan đang ngày càng tiêu tốn số tiền mà các quốc gia này phải bỏ ra để duy trì trường học, cung cấp điện và trả lương, thuế thực phẩm và nhiên liệu, đồng thời làm cạn kiệt nguồn dự trữ ngoại hối mà các nền kinh tế này dựa vào để trả lãi cho các khoản vay và ngăn chặn sự sụp đổ.
Zambia và Sri Lanka đã vỡ nợ, và họ thậm chí không thể trả lãi cho các khoản vay tài trợ cho các cảng, mỏ và nhà máy điện, tiếp sau e rằng sẽ có nhiều vụ vỡ nợ và bất ổn chính trị hơn trong tương lai.
Năm 2022, cuộc biểu tình lớn nhất ở Sri Lanka kể từ khi độc lập nổ ra vào năm 1948. Nguyên nhân là do bất mãn với khả năng quản lý yếu kém của Tổng thống khi đó là ông Rajapaksa, người đã ký một số lượng lớn thỏa thuận với Trung Quốc. Đất nước chưa thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế, có tới 500.000 việc làm liên quan đến công nghiệp đã biến mất và hơn một nửa dân số rơi vào cảnh nghèo đói.
Pakistan, hiện đang gánh nặng nợ nước ngoài quá mức, đang theo chân Sri Lanka, không còn khả năng duy trì nguồn điện và vận hành máy móc, hàng triệu công nhân dệt may đã bị sa thải.
Chính phủ Kenya thậm chí còn cắt giảm lương công chức và sử dụng số tiền tiết kiệm được để trả cho các khoản vay nước ngoài.
Ngày 10/9/2023, theo báo cáo của BBC, khi bắt đầu triển khai sáng kiến “Vành đai và Con đường”, mặc dù tốt đến không ngờ, và còn được ca ngợi là “Kế hoạch Marshall phiên bản Trung Quốc”. Nhưng ở giai đoạn sau, mọi chuyện lại trở nên tồi tệ không ngờ, đặc biệt là sau đại dịch COVID-19, suy thoái kinh tế thế giới, quan hệ Trung – Mỹ xấu đi và sự phân mảnh của chuỗi cung ứng toàn cầu không có lợi cho “Sáng kiến Vành đai và Con đường”.
Ông Trần Công (Chen Gong), người sáng lập công ty tư vấn ANBOUND, cho rằng có thể đánh giá đại khái rằng sáng kiến “Vành đai và Con đường” đã thất bại.
Một chuyên gia cố vấn giấu tên của Trung Quốc sống ở Mỹ nói với BBC rằng nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của sáng kiến này là do hệ thống chính trị của Trung Quốc không thể hỗ trợ một kế hoạch toàn cầu, quy mô lớn như vậy.
Báo cáo chỉ ra rằng một số quốc gia tham gia sâu vào “Vành đai, Con đường” đã không được hưởng lợi từ nó mà thay vào đó họ lại gánh những khoản nợ chồng chất.
Lào, nền kinh tế chưa đến 20 tỷ USD, nợ hơn 1,4 tỷ USD do cùng xây dựng tuyến đường sắt với Trung Quốc. Trước khi tuyến đường sắt được thông xe, trước tiên nước này phải xin Bắc Kinh giảm nợ.
Sri Lanka đã sử dụng sáng kiến “Vành đai, Con đường” để xây dựng một sân bay quốc tế không có kết nối giao thông, một trung tâm hội nghị nhàn rỗi và một cảng nước sâu được bàn giao cho công ty Trung Quốc. Tất cả những điều trên đã làm gia tăng gánh nặng nợ nước ngoài của Sri Lanka. Điều tương tự cũng đúng với các quốc gia khác như Djibouti, Ethiopia và Hy Lạp.
Vào ngày 9/10/2023, một nghiên cứu do Trung tâm Chính sách Phát triển Toàn cầu tại Đại học Boston công bố cho biết rằng tính đến năm 2021, sáng kiến “Vành đai và Con đường” đã cung cấp hơn 330 tỷ USD khoản vay cho chính phủ các nước đang phát triển, và có một số năm đã vượt quá số tiền vay của Ngân hàng Thế giới. Nghiên cứu tương tự cũng chỉ ra rằng nhiều quốc gia đã nhận được khoản vay của Trung Quốc, và hiện đang phải vật lộn với tổng nợ.
Cuộc khủng hoảng nợ ở các nước này không phải là tin tốt đối với Trung Quốc. Những khoản nợ xấu này đã khiến Trung Quốc lần đầu tiên trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới. Theo thống kê, từ năm 2016 đến 2021, tỷ trọng nợ toàn cầu của Mỹ giảm xuống 2,4% , trong khi đó Trung Quốc lại tăng vọt lên 30,4%.
Các kênh tài chính đã mở rộng kể từ khi Sáng kiến Vành đai và Con đường được triển khai, trong đó Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á có trụ sở tại Bắc Kinh và Quỹ Con đường Tơ lụa do chính phủ thành lập cung cấp các khoản vay cho dự án.
Năm 2022, dư nợ cho vay của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc đã lên tới 2.200 tỷ nhân dân tệ. Đồng thời, tính đến cuối tháng Sáu, khoảng 152 tỷ nhân dân tệ trái phiếu đã được phát hành ra nước ngoài để tài trợ cho “Sáng kiến Vành đai và Con đường”. Nhưng tài liệu này không tiết lộ tổng số dư nợ từ “Sáng kiến Vành đai và Con đường”, phần lớn tránh được những lời chỉ trích rằng các khoản vay đó đã đặt gánh nặng nợ không bền vững lên nhiều nước nghèo.
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…
Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…
Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…
Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…
Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…