Kinh Tế

Việt Nam: Hơn 30.000 cửa hàng ăn uống đóng cửa nửa đầu năm 2024

Ngành kinh doanh ẩm thực (F&B) đang đối mặt với nhiều khó khăn khi có đến hơn 30.000 cửa hàng đóng cửa trong nửa đầu năm 2024.

Doanh thu dịch vụ F&B. (Ảnh: iPOS)

Công ty cổ phần iPOS.vn đưa ra thống kê trên tại hội nghị “Vietnam F&B Summit 2024” diễn ra ngày 21/8.

Theo báo cáo, tính tới hết tháng 6/2024, Việt Nam có khoảng 304.700 cửa hàng kinh doanh ăn uống, giảm gần 4% so với số liệu từ năm 2023. Có ít nhất 30.000 cửa hàng trên toàn quốc đã đóng cửa trong khi số lượng mở mới hạn chế. TP.HCM là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với số lượng cửa hàng bị giảm gần 6%, trong khi tại Hà Nội vẫn tăng trưởng nhẹ 0,1%.

Tổng giám đốc iPOS Vũ Thanh Hùng cho rằng con số hơn 30.000 cửa hàng đóng cửa trong thời gian vừa qua chứng minh mức độ cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Sự tăng trưởng chi tiêu của thực khách không đuổi kịp được tăng trưởng nóng cửa hàng F&B từ sau đại dịch COVID-19. Thêm nữa, số lượng cửa hàng với tuổi thọ ngắn (dưới ba tháng hoạt động) đang xuất hiện nhiều hơn tại các thành phố lớn. Đồng thời, các thương hiệu có tính bền vững cũng không thoát khỏi sự tác động sâu của kinh tế dù có lượng khách hàng trung thành lớn và có thu nhập ổn định.

Tuy nhiên, khó khăn của nền kinh tế không làm giảm ngân sách của người tiêu dùng dành cho ẩm thực. Thay vì giảm chi tiêu, nhiều người cho biết vẫn giữ tần suất đi ăn bên ngoài, nhưng có kế hoạch cụ thể.

Khảo sát 2.360 người tiêu dùng chủ yếu ở hai thành phố lớn cho thấy tần suất ăn bên ngoài ở mức cao (3-4 lần mỗi tuần và hàng ngày) gần như không thay đổi. Nhóm khách hàng có tần suất 1-2 lần mỗi tuần, có xu hướng tăng lên 4,1% so với năm trước. iPOS cho rằng các khách hàng trung thành vẫn duy trì thói quen như trước đây, cho thấy sức hút của ngành F&B vẫn lớn.

Trong nhu cầu ăn ở bên ngoài, các dịp đặc biệt vẫn được nhiều người dành ngân sách lớn. Có đến 88% người được khảo sát cho biết họ chọn đi ăn nhà hàng cùng gia đình và bạn bè dịp sinh nhật thay vì tổ chức tại nhà như trước đây.

Trong khi ăn bên ngoài vẫn ổn định, việc “đi cà phê” (đi quán nước, bao gồm cả trà sữa và các loại thức uống khác) lại giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm cả về chi tiêu lẫn tần suất. Mức giá 41.000-71.000 đồng mỗi ly trở nên phổ biến hơn với mức tăng 11,5%. Nhưng các phân khúc cao cấp lại gặp khó khăn. Tỷ lệ người chi tiêu trên 100.000 đồng mỗi ly giảm từ 6% xuống còn 1,7%. Theo iPOS, tính sẵn sàng chi tiêu giảm mạnh ở phân khúc trên sẽ ảnh hưởng các thương hiệu như Starbucks, %Arabica, The Coffee Bean & Tea Leaf…

Đồng thời, người tiêu dùng cũng giảm tần suất đi cà phê do áp lực công việc tăng cao. Theo khảo sát, có 41,7% người được hỏi chỉ thỉnh thoảng đi quán nước và 32,3% đi với tần suất 1-2 lần mỗi tuần. Khi được hỏi lý do, phần đông đáp viên cho rằng họ đang phải làm việc với cường độ lớn hơn do khó khăn của nền kinh tế và nội tại doanh nghiệp.

Khánh Vy (t/h)

Khánh Vy

Published by
Khánh Vy

Recent Posts

Đài hóa thân ở Nam Định phải hoàn trả gần 11 tỷ đồng tiền “chặt chém”

Hơn 20 nghìn khách hàng đưa người nhà tới hỏa thiêu tại Đài hóa thân…

49 phút ago

Làm cha mẹ có thể giúp bạn minh mẫn hơn khi về già

Nghiên cứu cho thấy việc làm cha mẹ với nhiều thử thách có thể giúp…

52 phút ago

Đại học Harvard kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh viên quốc tế

Đại học Harvard đã đệ đơn kiện chính quyền tổng thống Trump về quyết định…

1 giờ ago

Nga và Ukraine trao đổi gần 800 tù nhân

Nga và Ukraine mỗi bên đã tiến hành thả 390 người về nước trong đợt…

1 giờ ago

ĐCSTQ hiếm hoi thừa nhận làm giả số liệu thống kê, chuyên gia vạch rõ bế tắc thể chế

Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc hiếm hoi chỉ trích 7 tỉnh thành vì…

2 giờ ago

Tại sao khiêm tốn lại mang đến nhiều lợi ích bất ngờ?

Người khiêm tốn nhất trong chúng ta thường chính là những nhà lãnh đạo vĩ…

2 giờ ago