Bộ Tài chính Việt Nam ban hành Thông tư 04/2023 về việc quản lý, thu chi tài chính của tổ chức lễ hội và tiền đóng góp (tiền công đức), tài trợ cho di tích. Trong đó, nơi tiếp nhận tiền đóng góp phải lập tài khoản ngân hàng và ghi nhận việc thu chi bằng hình thức chuyển khoản, thanh toán điện tử.
Theo đó, Thông tư 04 quy định tiền đóng góp, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội bao gồm các khoản hiến, tặng cho, tài trợ của tổ chức, cá nhân cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội dưới hình thức như: tiền mặt và tiền chuyển khoản (nội tệ, ngoại tệ), các loại giấy tờ có giá, kim khí quý, đá quý,… theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Về việc quản lý, thu chi số tiền, địa điểm nào tiếp nhận tiền đóng góp, tài trợ phải mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước hoặc Ngân hàng thương mại để ghi nhận, quản lý và sử dụng công khai, minh bạch bằng hình thức chuyển khoản, phương thức thanh toán điện tử.
Về tiếp nhận tiền mặt, cử người tiếp nhận, mở sổ ghi chép đầy đủ số tiền đã tiếp nhận. Đối với tiền trong hòm công đức (nếu có), định kỳ hàng ngày hoặc hàng tuần thực hiện kiểm đếm, ghi tổng số tiền tiếp nhận.
Đối với các khoản tiền đặt không đúng nơi quy định, không phù hợp tại di tích sẽ được thu gom để kiểm đếm hoặc bỏ vào hòm công đức để kiểm đếm chung. Đối với số tiền mặt tạm thời chưa sử dụng thì gửi vào tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để bảo đảm việc quản lý an toàn, minh bạch.
Ngoài ra, tại Thông tư còn quy định về nguồn tài chính để tổ chức lễ hội, bao gồm:
– Tiền công đức, tài trợ cho hoạt động lễ hội; hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước. Thu từ hoạt động dịch vụ trong khu vực tổ chức lễ hội, bao gồm cho thuê địa điểm bán hàng lưu niệm, đồ ăn uống, quay phim, chụp ảnh, trông giữ xe, vận chuyển du khách và dịch vụ khác phù hợp với quy định của địa phương.
– Tiền lãi phát sinh trên tài khoản tiền gửi mở tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại theo quy định. Ngân sách nhà nước hỗ trợ đối với lễ hội truyền thống (nếu có).
Tại Thông tư này, Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích như sau:
1/ Đối với di tích đồng thời là cơ sở tôn giáo/cơ sở tín ngưỡng: Người đại diện cơ sở tôn giáo/cơ sở tín ngưỡng tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho việc bảo vệ di tích và hoạt động lễ hội, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật.
2/ Trường hợp cơ sở tôn giáo nằm trong phạm vi địa phương di tích được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, sử dụng thì thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Thông tư 04/2023/TT-BTC.
3/ Đối với di tích thuộc sở hữu tư nhân: Chủ sở hữu di tích tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho việc bảo vệ di tích và hoạt động lễ hội, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật.
Đức Minh
Sau khi hé lộ một số chi tiết và hình ảnh vụ Nga đáp trả…
Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…