Sau khi Ấn Độ ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo để kiềm chế giá lương thực trong nước, giá gạo trên thị trường thế giới tiếp tục trên đà tăng, Việt Nam muốn tận dụng thời điểm này để tăng thêm sản lượng xuất khẩu ra nước ngoài. Tính đến hết tháng 7, Việt Nam xuất khẩu gạo đạt 2,58 tỷ USD, tăng 30% so với cùng kỳ, giá gạo bình quân khoảng 530 USD/tấn.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị về tăng cường xuất khẩu gạo trong lúc giá gạo thế giới trên đà tăng, sau khi Ấn Độ và một số quốc gia khác ban hành lệnh cấm/hạn chế xuất khẩu.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, ngày 1/8, giá gạo 5% tấm của Việt Nam bán ra ở mức 588 USD/tấn (tăng 55 USD một tấn so với cách đây 10 ngày).
Báo cáo của Tổng cục Hải quan cho biết tính đến hết tháng 7, Việt Nam xuất khẩu gạo đạt 2,58 tỷ USD, tăng 30% so với cùng kỳ, giá gạo bình quân 534 USD/tấn, tăng 9,2%.
Dự kiến cả năm 2023, Việt Nam sẽ xuất khẩu trên 7,5 triệu tấn gạo và thu về 4,1 tỷ USD.
Lãnh đạo Bộ NN&PTNT khẳng định sản lượng gạo vẫn đủ cung cấp cho thị trường nội địa Việt Nam, do vậy thúc đẩy việc tăng xuất khẩu để thu về thêm lợi nhuận khi giá tăng cao.
Trong báo cáo gửi Bộ Công thương, Bộ NN&PTNT và Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), một doanh nghiệp lớn về xuất khẩu gạo cho biết, sau lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ, giá gạo xuất khẩu thế giới (trong đó có Việt Nam) đã tăng thêm hơn 100 USD/tấn, thậm chí có thể tăng thêm 200 USD/tấn nếu lệnh cấm này của Ấn Độ kéo dài, báo Tiền Phong đưa tin.
Trong bối cảnh đó, tình trạng tranh mua, tranh bán xảy ra, dẫn đến việc “hủy kèo”, không tôn trọng các hợp đồng đã thỏa thuận.
Điều này khiến các doanh nghiệp, nhà máy chế biến gạo không nhận được lượng hàng hóa đã chốt. Trong khi đó, cũng có tình trạng nông dân, thương lái bỏ cọc để bán ra bên ngoài với giá cao hơn.
Khi giá biến động quá nhanh như hiện nay, các nhà máy cung ứng thường phải chịu lỗ để giao các đơn hàng đã chốt hoặc hủy hợp đồng.
“Chuỗi cung ứng của ngành gạo đã bị đứt gãy ngay từ khâu đầu tiên, làm cho cả ngành phát triển không bền vững, ảnh hưởng đến uy tín quốc gia do các doanh nghiệp mất khả năng thực hiện hợp đồng, có thể xảy ra tranh chấp, kiện cáo trong tương lai gần”, đại diện doanh nghiệp này nhận định.
Theo các doanh nghiệp, trong khi nhu cầu về gạo cao, Nhà nước nên xem xét điều tiết sản lượng xuất khẩu cân bằng cho từng tháng, từng quý.
Ví dụ như từ nay đến cuối năm, xuất khẩu khoảng 2 triệu tấn gạo thì cứ mỗi tháng xuất khẩu 400 nghìn tấn, tối đa mức đó, nếu có hợp đồng mới thì chuyển sang tháng sau, và thông tin số liệu phải được công khai.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…