Vietnam Airlines sẽ bán máy bay, thoái vốn để thoát lỗ trong năm 2022

Trước nguy cơ bị huỷ niêm yết trên sàn chứng khoán do âm vốn chủ sở hữu, Hãng Hàng không Vietnam Airlines đưa ra một số giải pháp cải thiện hoạt động kinh doanh, trong đó có việc bán máy bay và thoái vốn khỏi doanh nghiệp khác.

Vietnam Airlines sẽ bán máy bay hoặc thuê lại máy bay cũ để có thêm nguồn tiền cải thiện kết quả kinh doanh. (Ảnh minh họa: Senohrabek/Shutterstock)

Trong văn bản giải trình gửi Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM, Vietnam Airlines (VNA) cho biết dịch COVID-19 (Viêm phổi  Vũ Hán) đã ảnh hưởng nặng đến hoạt động kinh doanh của ngành hàng không do các chính sách hạn chế nhập cảnh, cách ly của Chính phủ Việt Nam và các quốc gia khác. Do vậy, ngành vận tải hàng không đã bị ngưng trệ từ tháng 3/2020.

Sau giai đoạn COVID-19, từ ngày 15/3/2022, các hoạt động đi lại mới trở lại bình thường.

Trong 2 năm ảnh hưởng của dịch bệnh, hãng VNA cho biết kết quả kinh doanh thua lỗ liên tục từ năm 2020, 2021 và quý 1/2022. Điều này đã khiến vốn chủ sở hữu của VNA (hơn 22.000 tỷ đồng) bị âm vào thời điểm 31/3/2022 (theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 1) và cổ phiếu bị đưa vào diện kiểm soát.

Để khắc phục, VNA cho biết sẽ tái cơ cấu tài sản và danh mục đầu tư tài chính. Trong đó, VNA sẽ triển khai bán hoặc thuê lại các tàu bay cũ; thoái vốn, chuyển nhượng vốn đối với các khoản đầu tư tài chính (thực hiện từ năm nay-2024).

Ngoài ra, hãng Hàng không Việt Nam còn dự kiến phát hành cổ phiếu để tăng vốn chủ sở hữu từ năm 2023-2024.

Tại văn bản trên, Vietnam Airlines cho biết sẽ bổ sung vào báo cáo tài chính quý/6 tháng/năm các thông tin về giải pháp khắc phục tình trạng kinh doanh thua lỗ được các cấp có thẩm quyền duyệt, Đại hội đồng cổ đông thông qua và quá trình triển khai thực hiện.

Trước đó, VNA đã thông báo việc bán 35% vốn góp tại hãng Hàng không Cambodia Angkor Air (K6), thu về tổng cộng 35 triệu USD (khoảng 811 tỷ đồng).

Hiện Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước (CMSC) vẫn là cổ đông lớn nhất của Vietnam Airlines, chiếm 55,2% vốn; tiếp đến là SCIC có 31,14% cổ phần, Tập đoàn Hàng không ANA (Nhật Bản) chiếm 5,62% và một số cổ đông nhỏ khác chiếm 8,04% còn lại.

Hàng không Vietnam Airlines đối mặt nguy cơ huỷ niêm yết

Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2021 đã được kiểm toán do Vietnam Airlines công bố, doanh nghiệp này lỗ sau thuế 13.279 tỷ đồng, giảm so với số lỗ 13.338 tỷ đồng đã nêu trong báo cáo tự lập.

Lỗ lũy kế của Vietnam Airlines tính đến ngày 31/12/2021 giảm từ 21.979 tỷ đồng xuống còn 21.961 tỷ đồng, thấp hơn so với vốn điều lệ (22.144 tỷ đồng).

Vốn chủ sở hữu trong báo cáo năm 2021 đã kiểm toán là dương 524 tỷ đồng, cao hơn mức 507 tỷ đồng trong báo cáo tự lập.

Đến quý 1 năm nay, báo cáo tài chính hợp nhất của Vietnam Airlines cho biết trong quý 1 doanh nghiệp này đạt doanh thu thuần là 11.620 tỷ đồng. Do giá vốn bán hàng cao hơn doanh thu nên hãng lỗ gộp 1.594 tỷ đồng, khiến lỗ lũy kế tăng của hãng tăng lên 24.575 tỷ đồng.

Đức Minh

Đức Minh

Published by
Đức Minh

Recent Posts

Ngày 10/4: Giá xăng giảm gần 2.000 đồng/lít, xuống thấp nhất trong 4 năm

Từ đầu năm đến nay, xăng RON 95 tăng 8 lần, giảm 7 lần.

6 giờ ago

Vietjet và AV AirFinance ký hợp tác 300 triệu USD để phát triển đội bay

Hãng hàng không Vietjet và AV AirFinance ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá…

6 giờ ago

Doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc chọn hủy đơn hàng giữa chừng để tránh thuế quan

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ Trung leo thang, một số nhà xuất…

7 giờ ago

Chứng khoán Việt Nam tăng kịch trần nhưng nhà đầu tư không thể mua

Tiếp đà thị trường chứng khoán Mỹ, thị trường chứng khoán Việt Nam tăng kịch…

8 giờ ago

Sự tương đồng đáng kinh ngạc giữa ‘Vụ đắm tàu Titan’ và tàu Titanic

Rạng sáng ngày 15/4/1912, con tàu được mệnh danh là Con tàu Không thể chìm…

9 giờ ago

Tổng thống Donald Trump tuyên bố Hoa Kỳ có vũ khí bí mật vượt trội

Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump mới đây đã tự hào nhấn mạnh sức mạnh…

11 giờ ago