12 phương pháp giúp tránh xa bệnh tiểu đường

Đối với người hiện đại, bệnh tiểu đường là một nguy cơ lớn của sức khỏe, phương pháp ứng phó tốt nhất với bệnh tật là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, thay vì để cho bị bệnh rồi đi tim bác sĩ chữa trị, tốt hơn là nên làm tốt công việc chăm sóc sức khỏe hàng ngày để để bản thân không bị bệnh. Dưới đây giới thiệu 12 cách để phòng ngừa loại bệnh nguy hiểm này.

Trà có khả năng chống oxy hóa và giúp các tế bào của cơ thể hấp thu đường (Ảnh minh họa từ Pixabay)

1. Ngủ đủ giấc

Đại học Yale đã phỏng vấn 1709 người đàn  ông, phát hiện việc kiểm soát lượng đường trong máu kém nhất ở những người ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm. Những người ngủ 8 giờ giảm được một nửa nguy cơ.

2. Hãy là một “bậc thầy ngũ cốc”

Gạo và yến mạch là những loại thực phẩm ngũ cốc toàn phần ở trạng thái lý tưởng, nhưng các loại thành phẩm từ ngũ cốc thì có thể có pha tạp. Khi mua những loại thành phẩm này nên đọc nhãn cẩn thận, nếu sản phẩm không ghi rõ cụm từ “hoàn toàn từ lúa mạch” thì có nghĩa là sản phẩm có chứa các thành phần khác. Cũng nên chú ý đến bảng công thức để tìm ra “đường tiềm ẩn”, chẳng hạn như si-rô bắp, đường trái cây (fructose).

3. Ăn rau trước bữa ăn

Trước bữa cơm có thể ăn trước món điểm tâm rau trộn giấm. Một nghiên cứu của Đại học bang Arizona cho thấy, người bị tiểu đường  giai đoạn đầu hoặc tiểu đường loại 2 (type 2), dùng hai muỗng giấm trước khi hấp thu vào cơ thể các chất hỗn hợp trong bữa ăn thì mức đường huyết sau bữa ăn sẽ thấp hơn. Nguyên nhân vì giấm có thể làm chậm sự bài tiết amylase và làm chậm tốc độ tiêu hóa carbohydrate.

4. Một tách trà mỗi ngày

Trà, cà phê và một số loại đồ uống khác có chứa caffein hoặc tương tự có thể làm tăng sự trao đổi chất, nhưng cũng giúp cơ thể nâng cao khả năng chống oxy hóa và giúp các tế bào hấp thu đường.

5. Hạn chế ăn thịt đỏ

Một cuộc khảo sát 37.000 phụ nữ do Bệnh viện Phụ sản Birmingham ở Anh thực hiện cho thấy, so với những người ăn thịt đỏ ít hơn một lần một tuần, những người ăn ít nhất 5 lần thịt đỏ mỗi tuần thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 sẽ tăng 29%. Các nhà nghiên cứu chỉ ra, đây là tai họa do cholesterol quá cao. Để tránh nguy hiểm này, nên ăn nhiều hơn trái cây và rau tươi.

6. Khám sức khỏe định kỳ

Hầu hết bệnh nhân tiểu đường giai đoạn đầu không có triệu chứng rõ ràng, nhưng đường huyết có tăng nhẹ. Khám sức khỏe định kỳ có thể giúp sớm xác định được những bất thường để tích cực ứng phó. Người dưới 45 tuổi đã bị thừa cân, tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường, mỡ máu và huyết áp cao thì nên chú ý kiểm tra càng sớm càng tốt.

7. Giảm áp lực

Dưới áp lực, cơ thể sẽ có cơ chế tự bảo vệ, ví dụ nhịp tim tăng lên, tốc độ thở tăng lên, cơ chế ăn uống bị kích hoạt làm tăng lượng đường trong máu. Vào buổi sáng sau khi thức dậy hãy tập vài động tác yoga, thiền định, hoặc đi bộ một lúc, giúp cải thiện tâm trạng trong ngày. Trước khi nghe điện thoại, lái xe, chăm sóc con… hãy hít thở thật sâu vài lần để giúp thả lỏng thân tâm.

8. Thêm gia vị

Các nhà nghiên cứu Đức đã cho 65 bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường loại 2 bổ sung thêm mỗi bữa ăn 1 gram bột nhục quế và duy trì trong 4 tháng. Kết quả phát hiện ra lượng đường trong máu của những người tham gia nghiên cứu giảm 10%. Điều này có thể là do một số thành phần trong nhục quế kích thích hấp thụ insulin, giúp tăng cường chức năng của nó. Đồng thời, các thành phần này cũng làm giảm cholesterol và triglyceride.

9. Tập thể dục 4 giờ mỗi tuần

Có nghiên cứu khảo sát tại Phần Lan cho thấy, tập thể dục có thể kích thích hoạt động của các tế bào đảo tùy tạng (islet cell). Những người tập thể dục 4 giờ một tuần hoặc 35 phút mỗi ngày sẽ giúp giữ ổn định trọng lượng cơ thể, nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường sẽ giảm 80%.

10. Giảm chất béo

Có nghiên cứu đã chỉ ra, nếu một người quá thừa cân mà có thể giảm được 5% trọng lượng cơ thể thì nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường có thể giảm 70%. Ví dụ, với một người nam nặng 79 kg thì cần giảm khoảng 4 kg.

Sử dụng máy để tính hàm lượng calo để xác định rõ lượng calo trong chế độ ăn hàng ngày, qua đó sẽ giúp nâng cao rõ ràng hiệu qủa giảm cân.

11. Hạn chế ăn thức ăn nhanh

Các nhà khoa học tại Đại học bang Minnesota đã nghiên cứu 3000 người độ tuổi từ 18 đến 30 trong thời gian 15 năm, đã phát hiện những người ăn thức ăn nhanh hơn hai lần một tuần, trọng lượng cơ thể tăng ít nhất 6 kg.

12. Thoát khỏi sự cô độc

Một bài viết trên tạp chí “Hộ lý của Bệnh tiểu đường” (BD) chỉ ra, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở phụ nữ độc thân cao hơn 2,5 lần so với những người kết hôn và có con.

Nhìn chung, để phòng tránh bệnh tiểu đường, chí ít xin kiến nghị hãy chú ý 12 phương pháp kể trên và thực hành tốt, qua đó làm tốt công tác phòng chống bệnh tiểu đường để có được sức khỏe tốt hơn.

Thanh Xuân

Xem thêm:

Thanh Xuân

Published by
Thanh Xuân

Recent Posts

Nga bắn tên lửa tầm trung, không phải ICBM — Tổng thống Putin

Trong một bài phát biểu quan trọng được phát sóng truyền hình hôm Thứ Năm,…

30 phút ago

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

6 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

7 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

7 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

8 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

10 giờ ago