Khi bị nhiễm khuẩn, mọi người luôn tin thuốc kháng sinh là phương pháp chữa bệnh tuyệt đối. Thực ra lạm dụng thuốc kháng sinh còn khiến bạn lâm bệnh nặng hơn. Thay vì đi theo lối mòn đó, bạn hãy thử tìm hiểu về tinh dầu. Đây là vị cứu tinh tự nhiên, lành tính mà lại có khả năng mạnh mẽ để đẩy lùi nhiễm trùng vi khuẩn.
Dưới đây là 6 loại tinh dầu kháng khuẩn cực tốt gợi ý cho bạn.
Các loại dầu dễ bay hơi trong húng tây có khả năng ức chế nhiều chủng vi khuẩn E.coli. E.coli có thể gây ra chứng chuột rút, tiêu chảy và nôn mửa (khi bị ngộ độc thực phẩm). Theo một nghiên cứu sơ bộ được công bố trên Tạp chí BMC Compuityary and Alternative Medicine, các nhà khoa học đã chứng minh rằng chiết xuất hạt húng tây còn có hiệu quả chống lại vi khuẩn gây bệnh lao.
Hoa cúc có công dụng làm giảm sưng trên da, chống lại vi khuẩn, làm giảm đau bụng. E. faecalis là một bệnh nhiễm trùng kháng kháng sinh, đe dọa đến tính mạng, khuẩn thường sống ở tủy răng. Chiết xuất hoa cúc có tác dụng góp phần chống lại các vi khuẩn này và đơn giản hơn là có khả năng chữa lành bệnh viêm nướu.
Tinh dầu quế chứa rất nhiều hợp chất chống nhiễm trùng tự nhiên. Tinh dầu quế có nguồn gốc từ vỏ cây sẽ có hoạt tính kháng khuẩn mạnh đối với nhiều chủng vi khuẩn có hại (như chủng Salmonella – liên quan đến ngộ độc thực phẩm, E. coli, Staphylococcus aureus – liên quan đến nhiễm trùng MRSA, (đôi khi gây tử vong).
Xoa tinh dầu gừng lên cổ họng từ 1-3 lần mỗi ngày sẽ tốt cho người bị ho, viêm họng, cảm lạnh. Nó còn có tác dụng rất lớn với các bệnh như: hen suyễn, viêm phế quản và phổi. Tinh dầu gừng vô cùng tuyệt vời trong việc loại bỏ chất nhầy ở cổ họng và phổi. Zingiberene có trong gừng ức chế các vi khuẩn Gram dương và âm như E-coli, Salmonella, Streptococcus viridans, Staphylococcus aureus… gây viêm loét dạ dày, tá tràng. Tinh dầu gừng còn có khả năng kích thích sinh trưởng các Lactobacillus – một loại vi khuẩn lành tính rất tốt cho đường tiêu hóa.
Nếu bạn bị đứt tay hoặc bị côn trùng đốt thì hãy thoa hỗn hợp tinh dầu tràm và dầu dừa lên vùng da cần điều trị. Biện pháp này vừa giúp kháng khuẩn vừa làm dịu đi vết thương. Không những có khả năng diệt khuẩn, tinh dầu tràm sẽ giúp đẩy nhanh quá trình bình phục của các vết thương. Bạn chỉ cần một vài giọt tinh dầu vào miếng băng gạc, chắc chắn vết thương sẽ hồi phục nhanh hơn bạn mong đợi.
Tinh dầu cỏ xạ hương có tác dụng khử phong giải biểu, hành khí giảm đau. Do đó, thường được dùng để chữa trị cảm mạo, đau đầu, ho, bụng trướng đau, kinh nguyệt không đều, bạch đới. Ngoài ra, tinh dầu xạ hương còn có tác dụng điều hòa các chức năng sinh lý, tăng sức đề kháng, duy trì sự khỏe mạnh cho cơ thể, làm giảm mỏi mệt và kích thích các giác quan.
Có nhiều cách để sử dụng các loại tinh dầu, bạn có thể bôi trực tiếp, pha với nước, phun sương hoặc xông hơi. Hầu hết các loại dầu trên đều rất cô đọng nên bạn cần pha loãng trước khi sử dụng. Để chắc chắn, bạn hãy nghe theo chỉ định của bác sĩ hoặc hướng dẫn trên bao bì rồi mới dùng tinh dầu trị bệnh. Bạn cũng nên bôi một vùng nhỏ trên da (chờ trong 48h) để kiểm tra xem mình có bị dị ứng với thành phần của loại tinh dầu đó không.
Minh Minh
Xem thêm:
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…