Ho cấp tính kéo dài trong 2-3 tuần (hoặc ít hơn), còn ho mãn tính kéo dài hơn 8 tuần. Khi bị ho, cơ thể bạn sẽ thấy mệt mỏi cả ngày, đặc biệt là vào ban đêm vì cơn ho sẽ khiến bạn khó thở, mất ngủ. Nếu bị ho dai dẳng mãi không hết, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay, vì bệnh của bạn có thể đã biến chứng thành viêm phổi.
Dưới đây là những lý do giải thích tại sao bạn bị mắc chứng ho dai dẳng.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng các chất dịch có trong dạ dày như pepsin, HCl, dịch mật… bị trào ngược lên thực quản, gây nên các tổn thương tại thực quản, hầu, họng. Axit trào ngược lên kích thích vào đầu mút các sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản, gây ra cảm giác đau giống như đau ở ngực. Ngoài ra có thể để ý tới một số triệu chứng ít gặp khác như: nấc cụt, thở khò khè, khó thở, đau họng, thay đổi giọng nói, khàn tiếng. Trào ngược sinh ra các giọt axit dạ dày rải rác trong cổ họng hoặc khí quản, làm nhột cổ họng gây ho, đặc biệt là khi bạn nằm xuống.
Hen hay còn gọi là suyễn thường là một bệnh viêm mạn tính của đường hô hấp. Khi đường thở bị viêm, nó trở nên sưng phù và dễ bị co thắt khi gặp chất kích thích (dị nguyên-chất gây ra tình trạng dị ứng) làm cho người bệnh xuất hiện các triệu chứng như ho, nặng ngực, khò khè và khó thở. Vì là viêm mạn tính nên việc điều trị cũng “mạn tính” – nghĩa là cũng cần nhiều thời gian và một điều kém may mắn là cho đến nay chưa có loại thuốc nào chữa trị dứt điểm bệnh hen/suyễn mà chỉ giúp kiểm soát bệnh này mà thôi.
Dùng thuốc trị bệnh cao huyết áp có thể làm bạn bị ho. Đôi khi cơn ho không đến tức thì mà 6 tháng khi bạn uống thuốc mới hay bị bệnh cảm lạnh. Hãy đi gặp bác sĩ khi bạn liên tục bị cảm lạnh trong lúc uống thuốc điều trị bệnh huyết áp.
Nhiều người nghĩ rằng bệnh cảm lạnh sẽ tự khỏi sau 1 giấc ngủ nên rất chủ quan, không giữ gìn thân thể. Mà bệnh cảm lạnh dai dẳng chính là nguyên nhân trực tiếp khiến bạn ho mãi không thôi. Những lúc bị bệnh, bạn hãy chăm chỉ súc miệng với nước muối, nằm nghỉ trong chăn ấm, không ra trời lạnh/ uống nước lạnh, không bật điều hòa. Đặc biệt, bạn phải dẹp công việc sang một bên chờ cơ thể hoàn toàn hồi phục.
Ho mạn tính có thể xảy ra với nhiều dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Viêm phổi là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường xảy ra với trẻ em, người già và những người có hệ miễn dịch yếu. Dấu hiệu của bệnh viêm phổi gồm:
Nếu bạn ho dai dẳng trong một tháng, cả ngày luôn thấy gây gây bị sốt thì cần đến bệnh viện chụp X-quang (theo chỉ dẫn của bác sĩ) xem phổi có bị tổn thương không.
Tiếp xúc thường xuyên với các chất gây kích ứng môi trường như: khói thuốc lá, ô nhiễm không khí, lông thú cưng, bụi bẩn có thể khiến bạn ho hàng tháng trời. Các nhà khoa học giải thích rằng những chất kích thích này gây ra phản ứng trong phổi gây ra ho. Vậy nên bạn hãy đeo khẩu trang y tế khi bị bệnh nhé.
Ngày đầu tiên dùng thuốc xịt thông mũi thì tốt đấy, nhưng lâu hơn 3 ngày thì bạn sẽ bị nghẹt mũi và ho nhiều hơn. Lời khuyên cho bạn là tránh sử dụng thuốc xịt mũi trong (hơn) 3 ngày liên tiếp.
Minh Minh
Xem thêm:
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.
Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…
Xinh đẹp là một loại phúc báo, nhưng nhan sắc là yếu tố bên ngoài…
Nhà Hậu Trần giằng co cản bước quân Minh nam tiến sau khi Trương Phụ…
Ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký có pháp danh lần lượt là Tôn…
Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…