Bạn có nên vứt bỏ thực phẩm quá hạn sử dụng? Câu trả lời là không.

Thực phẩm của bạn đã quá hạn sử dụng ghi trên bao bì? Đừng vội vứt chúng đi, thật ra chúng có thể vẫn còn rất ngon lành để thưởng thức.

(ảnh: Shutterstock)

Vì những ngôn từ dễ gây hiểu lầm trên bao bì, những người cẩn thận và khắt khe đối với hạn sử dụng có thể đã và đang vứt bỏ các thực phẩm vẫn còn rất tốt.

Hai tổ chức lớn trong ngành công nghiệp thực phẩm Mỹ – Food Marketing Institute và Grocery Manufacturers Association – hiện đang đẩy mạnh việc đơn giản hóa các nhãn ghi hạn sử dụng để tránh nhầm lẫn và giảm thiểu chất thải từ thực phẩm.

Chỉ cần 2 loại hạn sử dụng là đủ

Hai tổ chức này sẽ khuyến khích các nhà sản xuất thực phẩm sử dụng cụm từ “dùng trước ngày – use by”“dùng tốt nhất trước ngày – best if used by” thay cho cách ghi tùy ý hiện nay như “hết hạn ngày – expires on” hoặc “tốt hơn nếu sử dụng trước ngày – better if used by”…

Sự khác biệt là gì? Cách ghi “dùng tốt nhất trước ngày – best if used by” có thể được sử dụng ở hầu hết các loại thực phẩm, còn “dùng trước ngày – use by” sẽ dùng cho các thực phẩm cần bảo quản như thịt sống, vốn dễ bị ôi thiu nhanh chóng.

Cách ghi hạn sử dụng cũ là không hợp lý

Ở các nước, không có điều luật nào quy định về thời hạn sử dụng thực phẩm, trừ quy định về thịt và sản phẩm từ sữa ở một số nơi. Lý do chính khiến các nhà sản xuất ghi hạn sử dụng cho thực phẩm là: qua một thời gian, vẻ bề ngoài và hương vị của thực phẩm có thể sẽ không còn hấp dẫn như những lúc chúng còn tươi mới, nhưng không nguy hại khi sử dụng.

Các thực phẩm đã quá hạn sử dụng ghi trên bao bì có thể không còn hấp dẫn nhưng không nguy hại khi sử dụng (ảnh qua npr.org)

Theo tờ The Washington Post, vì uy tín của mình, hầu hết các nhà sản xuất thực phẩm hiện nay đang sử dụng cụm từ “bán trước ngày – sell by” để cho cửa hàng bán lẻ biết khi nào sản phẩm “nhìn hấp dẫn nhất trên giá bán” hoặc khi nào “người tiêu dùng sẽ thích thú thưởng thức thực phẩm nhất”.

Cả hai phương pháp xác định thời gian trong nhãn ghi “bán trước ngày” và “ngày hết hạn” đều rất chủ quan, và không có bất cứ tiêu chuẩn nào, vì vậy, những nhãn ghi hạn sử dụng thực phẩm thực chất không có giá trị.

Nhưng thật không may, mọi người lại quan tâm đến chúng một cách rất nghiêm túc vì nghĩ rằng thực phẩm đã không còn an toàn ở mức vi sinh vật khi vượt quá hạn ghi trên nhãn, vì vậy các cửa hàng cũng như người tiêu dùng đã bỏ đi rất nhiều thực phẩm khi chúng “quá hạn sử dụng”.

Phương pháp xác định ngày trong nhãn “bán trước ngày” và “ngày hết hạn” đều không dựa trên bất cứ tiêu chuẩn nào (ảnh: Internet)

Chúng ta đang bỏ đi những thứ vẫn còn tốt

Một nghiên cứu cho thấy 91% người tiêu dùng bỏ thực phẩm đã qua hạn sử dụng, họ nghĩ rằng chúng không còn an toàn.

Theo nghiên cứu của reFED, một nhóm vận động giảm chất thải thực phẩm tại Mỹ, hiểu nhầm về ngày hết hạn của thực phẩm ghi trên bao bì đã khiến cho 20% số thực phẩm ở Mỹ bị lãng phí, tương đương với giá trị 29 tỉ USD bị bỏ đi mỗi năm.

Hiểu nhầm về ngày hết hạn của thực phẩm ghi trên bao bì đã khiến cho hàng ngàn tấn thực phẩm bị lãng phí mỗi ngày (ảnh: healthline)

Vì vậy, hãy cân nhắc trước khi bạn bỏ đi một thực phẩm đã quá hạn ghi trên bao bì. Có thể thực phẩm đó vẫn còn rất tốt. Tiếp tục sử dụng thực phẩm quá hạn và còn tốt giúp bạn tiết kiệm chi phí đồng thời cũng góp phần bảo về Trái Đất của chúng ta.

Các nước có thể học hỏi từ Đan Mạch nơi các cửa hàng bán thực phẩm quá hạn đã trở nên rất đông khách. Các thực phẩm này đều được chọn lọc lại để đảm bảo chất lượng cho người mua, và bán với giá rẻ hơn nhiều.

>> Đan Mạch: Cửa hàng bán thực phẩm hết hạn sử dụng mở thêm chi nhánh vì… quá đông khách

Giảm lãng phí thực phẩm qua chuẩn hóa ngày ghi trên bao bì

Chuẩn hóa cách ghi hạn sử dụng trên thực phẩm sẽ góp phần giảm hàng trăm ngàn tấn lương thực lãng phí mỗi năm (ảnh: pid-labelling.co.uk)

Để giảm lãng phí thực phẩm do hiểu nhầm bao bì, một trong những biện pháp chính là chuẩn hóa cách ghi hạn sử dụng. Hơi khác với hai tổ chức công nghiệp thực phẩm đề cập bên trên, Hội đồng Bảo vệ Tài nguyên Thiên nhiên Mỹ (Natural Resources Defence Council) đã có báo cáo và khuyến nghị chuẩn hóa và minh bạch hóa cách ghi ngày sử dụng trên thực phẩm tại Mỹ gồm 3 phương pháp:

  1. Làm cho nhãn “bán trước ngày – sell by” trở nên vô hình với người tiêu dùng vì nó dễ gây ra hiểu lầm và không rõ ràng thông tin cho họ.
  2. Thiết lập một hệ thống đánh giá hạn dùng đáng tin cậy, mạch lạc và thống nhất, đặt trọng tâm vào lợi ích người tiêu dùng với 5 khuyến nghị chính.
  3. Tăng cường sử dụng các hướng dẫn an toàn và “nhãn thông minh.” Cung cấp các thông tin về an toàn thực phẩm rõ ràng, phù hợp đi kèm với nhãn ghi ngày. Có thể cung cấp thông tin bổ sung như QR code để tra cứu thêm thông tin online, các chỉ dẫn phối hợp về thời gian và nhiệt độ bảo quản…

Tổ chức reFED dự đoán, chính sách ghi hạn sử dụng trên bao bì thực phẩm có thể giúp nước Mỹ giảm đến 380.000 tấn thực phẩm bị lãng phí, hoặc 1,8 tỉ USD mỗi năm.

Thiện Tâm tổng hợp

Xem thêm:

Published by

Recent Posts

Mỹ cân nhắc thay đổi chiến lược răn đe hạt nhân

Mỹ sẽ xem xét việc điều chỉnh chiến lược răn đe hạt nhân của nước…

15 phút ago

Đồng minh của ông Trump: Ukraine có thể giúp nước Mỹ giàu có

Thượng nghị sĩ Lindsey Graham cho biết Ukraine có khoáng sản đất hiếm trị giá…

24 phút ago

Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo vệ di sản văn hóa các dân tộc thiểu số

Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa được thành lập để tiếp nhận nguồn viện…

8 giờ ago

Kinh tế tuần 18-22.11: Vàng tăng phi mã, tỷ giá kịch trần

Chứng khoán có dấu hiệu hồi phục nhưng thanh khoản vẫn duy trì ở mức…

9 giờ ago

Trung Quốc tăng gấp ba lần lượng uranium nhập khẩu từ Nga

Bắc Kinh đang chuẩn bị trở thành nước nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân uranium…

10 giờ ago

Luật sư nhân quyền TQ kể chuyện bị tra tấn bức hại vì ủng hộ Pháp Luân Công

Vì đại diện và biện hộ cho nhiều người tập Pháp Luân Công, ông Vương…

10 giờ ago