Ngày 16-18/7/2021 vừa qua, Hội nghị quốc tế về Y tế công cộng lần thứ 7 do tổ chức “Tomorrow People” bảo trợ đã diễn ra trên ứng dụng Whova. Hội nghị quy tụ khoảng 1.200 chuyên gia trong các lĩnh vực y tế công cộng và y học lâm sàng đến từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Serbia, Ấn Độ, Thái Lan… Chủ đề được báo cáo liên quan đến nhiều vấn đề y tế nổi cộm như đại dịch COVID-19, các bệnh lý mạn tính, cách thay đổi lối sống để tăng cường hệ miễn dịch… Trong đó có báo cáo “Một đề xuất cho ngành y tế công cộng về chiến lược nâng cao sức khỏe cho cộng đồng: Thông qua ba trường hợp phục hồi hoàn toàn khỏi bệnh lý mạn tính”, của tiến sĩ Margaret Trey đến từ Hoa Kỳ và bác sĩ Nguyễn Đức Trường đến từ Việt Nam, đề cập đến hiệu quả của Pháp Luân Công trong việc hỗ trợ điều trị bệnh mạn tính.
Trong phần mở đầu của báo cáo, bác sĩ Trường trình bày về gánh nặng đối với sức khoẻ của bệnh lý mạn tính, trích dẫn 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2019. Trong 10 nguyên nhân này đa số đều là bệnh mạn tính như thiếu máu cơ tim cục bộ, đột quỵ, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính… Những bệnh mạn tính thường liên quan đến các yếu tố nguy cơ như: hút thuốc lá, lối sống ít vận động, uống rượu nhiều và dinh dưỡng kém.
Trong phần thứ hai, tiến sĩ Trey đã trình bày về việc tập luyện Pháp Luân Công có thể đóng vai trò như một hình thức hỗ trợ phòng và điều trị những bệnh lý mạn tính. Trong đó chỉ ra việc Pháp Luân Công giúp người thực hành bỏ được các lối sống không lành mạnh như hút thuốc lá, uống rượu nhiều và giảm thiểu sự căng thẳng. Ngoài ra việc chỉnh sửa suy nghĩ và hành vi của người tập sẽ giúp mang đến năng lượng tốt cho cơ thể. Tiến sĩ Trey cũng cho biết tập Pháp Luân Công hoàn toàn miễn phí, không có ràng buộc về thời gian hay ghi danh, người tập có thể ngưng bất cứ khi nào họ muốn.
Trong phần thứ ba, bác sĩ Trường trình bày về một số ca bệnh lâm sàng. Các dữ liệu lâm sàng được dựa trên bệnh sử và hồ sơ điều trị của bệnh nhân cung cấp, được báo cáo viên kiểm chứng. Trong đó đáng chú ý là hai trường hợp.
Trường hợp thứ nhất là một phụ nữ trẻ bị trầm cảm, sảy thai liên tiếp. Sau một thời gian điều trị chỉ bằng Tây y mà không thấy cải thiện nhiều, cô đã được khuyên thực hành Pháp Luân Công trong khi tiếp tục trị liệu. Chỉ sau một tháng đọc sách và luyện 5 bài tập, các triệu chứng trầm cảm của cô đã được cải thiện. Tám tháng sau đó cô đã có có thai và sinh một bé gái ở tuổi thai 38 tuần. Hiện tại cô vẫn theo điều trị bệnh trầm cảm bằng Tây y kết hợp với việc thực hành Pháp Luân Công.
Trường hợp thứ hai là một phụ nữ trung niên bị viêm tuyến giáp cấp, mất ngủ kéo dài và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ nặng làm tê bì một bên tay. Sau một thời gian điều trị Tây y bằng thuốc ức chế miễn dịch cho bệnh viêm tuyến giáp cấp, cô cảm thấy mệt mỏi và thiếu sức sống. Cô được giới thiệu thực hành Pháp Luân Công, sau một năm, các triệu chứng bệnh đã không còn, và cô không còn phải dùng thuốc Tây y như trước nữa.
Trong phần cuối, tiến sĩ Trey thảo luận về việc Pháp Luân Công là một phương pháp tốt để giúp duy trì sức khỏe, đồng thời trả lời câu hỏi của các thính giả.
Các báo cáo viên cũng đưa ra lời khuyên rằng đối với những bệnh nhân nhẹ và trung bình, đang được điều trị bằng Tây y thì nên tuân thủ chặt chẽ, và phối hợp thực hành Pháp Luân Công để nâng cao sức khỏe. Đối với những người bệnh nặng và bệnh tâm thần thì cần tuân thủ nghiêm lời khuyên từ bác sĩ của mình, không được bỏ điều trị.
Minh Nhật biên tập
Xem thêm:
Mời xem video:
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…