Sức Khỏe

Cảm thấy buồn vệ sinh mỗi khi lo lắng, đó có thể là một căn bệnh

Nếu bạn cảm thấy muốn đi vệ sinh mỗi khi lo lắng hoặc căng thẳng thì có thể đã mắc hội chứng ruột kích thích (IBS). Đây là căn bệnh thường gặp, nguyên nhân là do rối loạn chức năng đường ruột.

Nếu bạn cảm thấy muốn đi vệ sinh mỗi khi lo lắng hoặc căng thẳng thì có thể đã mắc hội chứng ruột kích thích. (Ảnh: fizkes/ Shutterstock)

Có thể bạn chưa biết, bề mặt ruột của con người rất nhạy cảm, nó thậm chí còn “mỏng” hơn cả da mặt của bạn! Khi lo lắng, tức giận hoặc xúc động, bạn có thể đỏ mặt. Thực tế là trước khi đỏ mặt, bạn đã “đỏ” ở một nơi mà bạn không thể nhìn thấy – bề mặt của ruột. Nói cách khác, ruột cũng có thể phản ánh những thay đổi trong cảm xúc của bạn. Khi tinh thần của một người bị căng thẳng trong thời gian dài, các dây thần kinh cảm giác nội tạng sẽ trở nên bất thường, dẫn đến rối loạn chức năng đường ruột. 

Hội chứng ruột kích thích là gì?

Các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích có thể rất khác nhau giữa những người mắc bệnh. Các triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng, thậm chí gây mất khả năng hoạt động, bao gồm:

  1. Đau bụng hoặc khó chịu ở bụng tái phát nhiều lần, nhưng các triệu chứng sẽ thuyên giảm sau khi đại tiện.
  2. Khi căng thẳng hoặc lo lắng sẽ dẫn đến những thay đổi về tần suất đại tiện và hình dạng của phân.
  3. Tình trạng trên kéo dài hơn 6 tháng và xảy ra ít nhất 3 ngày/tháng trong 3 tháng.

Ngoài ra, hội chứng ruột kích thích cũng có các triệu chứng ít gặp hơn như mệt mỏi toàn thân, đau lưng, đau đầu, đổ mồ hôi, buồn nôn, đau khi đi vệ sinh. Nếu gặp phải một trong số triệu chứng trên, ban đầu bạn có thể được chẩn đoán mắc hội chứng ruột kích thích.

Một trong các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích là đau bụng hoặc khó chịu ở bụng tái phát nhiều lần. (Ảnh: Shutterstock)

Nguyên nhân gây nên hội chứng ruột kích thích

Nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích có liên quan đến các yếu tố như chế độ ăn uống, yếu tố tâm lý, nội tạng quá mẫn cảm, nhu động ruột bất thường, nhiễm trùng đường ruột…

Một số người có đường tiêu hóa rất nhạy cảm, khi bị kích thích bởi một số yếu tố nhất định có thể khiến cơ đường tiêu hóa co bóp bất thường, gây đau bụng, khó chịu ở bụng, tiêu chảy hoặc táo bón. Những yếu tố này chủ yếu là thức ăn và các yếu tố bên ngoài. Những cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, lo lắng do các yếu tố bên ngoài gây ra, chẳng hạn như kỳ thi, hẹn hò, phỏng vấn, v.v., có thể gây ra sự co bóp bất thường của cơ tiêu hóa.

Tất nhiên, nếu bạn muốn đi vệ sinh khi đang lo lắng thì không nhất thiết đó là hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, nếu bạn có các triệu chứng nêu trên, tốt nhất là nên đến bác sĩ để chẩn đoán bệnh rõ ràng hơn.

Ngoài ra, thức ăn cũng có thể là yếu tố gây ra hoặc làm trầm trọng thêm hội chứng ruột kích thích, trong đó bao gồm chứng không dung nạp thức ăn. 

Ví dụ, một số người bị tiêu chảy sau khi uống sữa, tình trạng này được gọi là “không dung nạp lactose”. Thực phẩm gây không dung nạp thực phẩm chủ yếu bao gồm cà phê, hải sản, các sản phẩm từ sữa, thức ăn cay, v.v.

Phương pháp điều trị hội chứng ruột kích thích

Các mức độ khác nhau của hội chứng ruột kích thích đòi hỏi các phương pháp điều trị khác nhau.

1. Bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích mức độ nhẹ

Điều trị chung dựa trên việc ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, tập thể dục, uống nhiều nước hơn,…, đồng thời, cần chú ý ăn ít thực phẩm dễ dẫn đến chứng không dung nạp thức ăn.

Đối với người bệnh tiêu chảy: Cố gắng ăn ít hoặc không ăn những thực phẩm không dung nạp hoặc dị ứng như cà phê, hải sản, các sản phẩm từ sữa,… để tránh gây phản ứng tiêu hóa không tốt.

Đối với bệnh nhân táo bón: Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như chuối, dâu tằm, bưởi, cà rốt, cần tây, yến mạch, khoai lang có thể cải thiện triệu chứng táo bón. 

2. Bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích mức độ trung bình

Đối với những người có triệu chứng khá nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sinh hoạt, có thể dùng một số loại thuốc điều trị triệu chứng theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm thiểu khó chịu, đồng thời chú ý ăn uống.

3. Bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích mức độ nặng

Đối với những bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích có triệu chứng lo âu và trầm cảm, đặc biệt là những người có biểu hiện đau bụng, các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng thuốc chống trầm cảm, có thể cần đến liệu pháp tâm lý và hành vi nếu cần thiết.

Nếu căng thẳng, lo lắng khiến bạn gặp vấn đề về đường tiêu hóa, thì có thể áp dụng những lời khuyên trên đây để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất nhé.

Tử Anh

Published by
Tử Anh

Recent Posts

TMĐT quý III: Bất ngờ với sự trỗi dậy của Tiki

Quý III/2024 chứng kiến sự trỗi dậy bất ngờ của sàn thương mại điện tử…

4 giờ ago

Tổng công tố Ukraine từ chức khi dân chúng bức xúc vụ bê bối trốn lính

Thiếu lính, bê bối khâu tuyển quân, nạn làm giàu nhờ chiến tranh, TT Zelensky…

5 giờ ago

Cháy chùa Phổ Quang: 27 pho tượng Phật bị thiêu rụi; thiệt hại 25 tỷ đồng

Chùa Phổ Quang có lịch sử hơn 800 năm bị thiêu rụi vào sáng ngày…

7 giờ ago

Tình báo Mỹ: Nga, Iran, Trung Quốc có thể kích động bạo lực sau bầu cử

Nga, Trung Quốc và Iran có ý định thổi bùng các câu chuyện gây bất…

10 giờ ago

Ông Tập nói với ông Putin: Thế giới hỗn loạn nhưng tình hữu nghị Trung-Nga sẽ trường tồn

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói với Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng…

10 giờ ago

Quan chức Nga chỉ ra chỗ khác biệt giữa BRICS và EU

Không đòi hỏi luật lệ và ràng buộc phức tạp, BRICS sẽ hấp dẫn về…

11 giờ ago