Ai cũng đều biết rằng ma túy sẽ gây nghiện, nhưng vì sao rất nhiều thanh thiếu niên vẫn rơi vào vực sâu của ma túy? Mặc dù các lý do có thể khác nhau, nhưng nhà tâm lý học tư vấn chuyên nghiệp Lin Cuifen đã đề cập trong cuốn sách ‘Thấu hiểu trái tim con người thông qua thói quen’ rằng sau khi hiểu được lý do, người nghiện có thể tìm ra cơ chế tự kiểm soát.
Các lý do gây nghiện có thể được tóm tắt thành trong các khía cạnh sau:
– Có người làm điều đó vì những buổi tụ tập bạn bè và vì tác dụng giải trí nên muốn thử một chút.
– Có người thì bị thúc đẩy bởi sự tò mò và muốn trải nghiệm cảm giác xem nó là gì.
– Có người sử dụng ma túy là để thu được một tác dụng nhất định, chẳng hạn như để cảm thấy sảng khoái hoặc thư giãn tâm trạng.
– Có người dựa vào ma túy để giảm bớt căng thẳng và buồn chán. Nhưng trong vô tình, họ sử dụng ngày càng nhiều và cuối cũng không thể dừng lại vì một khi ngừng, họ sẽ phải chịu đựng những phản ứng khó chịu cả về thể chất và tinh thần.
Có rất nhiều nghiên cứu về lạm dụng ma túy trong và ngoài nước cho thấy, những người nghiện ma túy nặng thường là những người thiếu thói quen giao tiếp gần gũi, cởi mở, thoải mái, chủ động và tích cực với cha mẹ.
Ngoài ra, cha mẹ của những người nghiện này thường cũng có tỷ lệ hành vi gây nghiện cao, chẳng hạn như uống rượu, sử dụng điện thoại hoặc hút thuốc. Người nghiện ma túy cũng có nhiều bất mãn với cha mẹ vì họ ít khi được cha mẹ khen ngợi, động viên, hơn nữa, phương pháp giáo dục và thái độ của cha mẹ cũng thường không nhất quán.
Một số người nghiện ma túy từng là trẻ em bị lạm dụng thể xác hoặc tình dục. Những ký ức đau buồn về tuổi thơ của họ và thói quen hạ thấp giá trị bản thân khiến họ dễ dàng muốn trốn vào thế giới ma túy.
Ngoài ra, những người nghiện này cũng thường cảm thấy cô đơn, cô lập, trầm cảm và có nhiều khả năng tham gia vào các hành vi tình dục nguy hiểm.
Nhiều người sử dụng cần sa tin rằng nó là một loại cây tự nhiên và không gây ra nhiều tác hại cho cơ thể và tinh thần. Tuy nhiên, trên thực tế việc sử dụng cần sa có thể gây ra các hành vi thay đổi tâm lý đáng kể, chẳng hạn như suy giảm khả năng phối hợp vận động, cảm giác hưng phấn hoặc lo lắng, cảm giác thời gian trôi qua chậm, suy giảm khả năng phán đoán và trốn tránh xã hội.
Trong vòng hai giờ sau khi sử dụng cần sa, các phản ứng sinh lý như đỏ và sưng kết mạc, tăng cảm giác thèm ăn, khô miệng và nhịp tim nhanh sẽ xảy ra. Nếu bạn sử dụng cần sa với số lượng lớn trong thời gian dài, bạn cũng có thể gặp các triệu chứng như khó chịu, tức giận, hung hăng, căng thẳng, lo lắng, khó ngủ, chán ăn, sụt cân, bồn chồn, trầm cảm.
Ngoài ra, nó còn có các khó chịu về thể chất như đau bụng, run rẩy, đổ mồ hôi, sốt, ớn lạnh, nhức đầu, v.v. Thậm chí cần sa còn có thể gây ra các rối loạn tâm thần, lo âu và rối loạn giấc ngủ… Thật sự là nó không vô hại như những người sử dụng cần sa tin tưởng.
Những người sử dụng amphetamine có thể biểu hiện nhiều hành vi không phù hợp, chẳng hạn như đánh nhau, quá nhạy cảm, suy giảm khả năng phán đoán, khoe khoang quá mức, làm suy giảm mối quan hệ giữa các cá nhân và giảm năng suất trong công việc.
Nếu ngừng sử dụng đột ngột sau một thời gian, các triệu chứng cai thuốc sau đây có thể xảy ra: Trầm cảm, khó chịu, lo lắng, bồn chồn, dễ mệt mỏi, mất ngủ hoặc buồn ngủ, và có thể mê sảng hoặc ảo tưởng.
Cho dù đó là chứng nghiện mua sắm, nghiện tình dục, nghiện điện thoại, nghiện cờ bạc, nghiện rượu hay chứng nghiện ma túy. Một khi đã hình thành những thói quen này thì thật khó để từ bỏ. Điều này là do người nghiện thường suy sụp vì một số trạng thái tinh thần nhất định làm giảm sự tỉnh táo của họ và khiến họ tái nghiện.
Cô Lin Cuifen chỉ ra rằng trong quá trình tư vấn, cô đã thấy nhiều người mắc chứng nghiện. Họ không ngừng đối diện với nỗi thất vọng khi thề sẽ bỏ những hành vi gây nghiện và bỏ thói quen này một lần nữa.
Tuy nhiên, họ thường gặp phải ba vấn đề nan giải:
Đầu tiên, họ có thể tái nghiện trong tình huống mà trước đây họ đã từng nghiện, khiến họ dễ bị rơi vào bẫy nghiện một lần nữa; thứ hai, trong quá trình phục hồi, họ cần
chống lại cảm giác thèm muốn hoặc những tình huống đột phá, đây là một thử thách vô cùng lớn đang diễn ra. Cuối cùng, họ sẽ gặp khó khăn trong việc phát triển các hoạt động lành mạnh khác để thay thế hành vi gây nghiện, khiến họ khó tìm được lối sống mới tốt hơn.
Khi người nghiện gặp những khó khăn này, nếu không tìm ra giải pháp hữu hiệu thì vấn đề sẽ dần tích tụ thành căng thẳng, cuối cùng dẫn đến tái nghiện, và lại tạo thành một vòng luẩn quẩn.
Những suy nghĩ có thể dễ dàng dẫn đến tái nghiện bao gồm: Một là họ có thể muốn nhanh chóng thoát khỏi hoàn cảnh đau đớn và tạm thời thoát khỏi căng thẳng; hai là họ có thể muốn thư giãn và cảm thấy rằng họ nên thư giãn sau khi làm việc chăm chỉ.
Hơn nữa, họ có thể từ bỏ mọi thứ, mất động lực cho mục tiêu cuộc sống, không quan tâm đến điều gì và tràn ngập những suy nghĩ tiêu cực; cuối cùng, họ có thể mất tự chủ và tái nghiện sau khi tự hứa sẽ kiểm soát hành vi gây nghiện của mình thật tốt.
Những suy nghĩ và kiểu hành vi này khiến người nghiện khó thoát khỏi cơn nghiện và làm tăng nguy cơ tái nghiện trở lại. Chỉ thông qua các giải pháp và hỗ trợ hiệu quả, người nghiện mới có thể phá vỡ vòng lẩn quẩn này và tìm ra hướng đi mới trong cuộc sống.
Khi cơn thèm thuốc trở nên mãnh liệt hơn, các mối quan hệ của người nghiện cũng ngày càng căng thẳng. Họ sẽ tự động tránh xa những thành viên trong gia đình và bạn bè, những người đã ngăn cản hành vi gây nghiện của họ. Họ chỉ thích ở bên những người cũng có hành vi gây nghiện giống họ. Họ thường không thể cưỡng lại lời mời từ người khác và từ bỏ thói quen này.
Một áp lực xã hội phổ biến khác là người nghiện muốn quay trở lại nơi đã khơi dậy ham muốn, chẳng hạn như ghé thăm một sòng bạc trên đường đi công tác về. Kết quả là họ không thể chịu đựng được sự cám dỗ và không thể bỏ thói quen này.
Nếu không thể tránh hoàn toàn những tình huống nguy hiểm trong cuộc sống hàng ngày thì hãy “học cách nói không”, đây chính là chìa khóa để cai nghiện thành công. Càng có thể chống lại sự cám dỗ thì càng ít có khả năng vi phạm giới luật hơn. Ngược lại, càng hợp lý hóa hành vi gây nghiện và luôn viện cớ hoặc trả lời mơ hồ thì càng dễ rơi vào vũng lầy nghiện ngập và không thể tự thoát ra được.
Trên thực tế, ham muốn giống như một làn sóng chỉ dâng cao đến một điểm nhất định rồi sẽ hạ xuống cực điểm. Vì vậy, khi nó đến, hãy tưởng tượng bản thân là một vận động viên lướt sóng, dâng lên và hạ xuống theo làn sóng, cảm nhận nó xảy ra, tích tụ lại rồi vỡ tung ra, cuối cùng biến thành bọt.
Khi người nghiện hiểu được mối quan hệ giữa các vấn đề tâm lý và ham muốn của mình, họ có thể dần dần học được cách kiểm soát hành vi và kiểm soát ham muốn của mình mà không cần quá nỗ lực nhiều.
Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…