Cần xử trí thế nào khi ngộ độc khí amoniac (NH3)?

Sự cố rò rỉ khí amoniac (NH3) không quá phổ biến, tuy nhiên một khi tình huống này xảy ra thì hậu quả có thể rất đáng sợ vì độc tính cực mạnh và nhanh của loại khí này.

Một bình đựng khí anomiac khan (amoniac dạng khí (NH3). (Hình ảnh: kaptnkarl01/YouTube)

Amoniac – khí độc rất nguy hiểm

Theo tài liệu của Cơ quan đặc trách các chất độc hại và theo dõi tật bệnh (Agency for Toxic Substances and Disease Registry) của Mỹ, amoniac là chất có dạng khí ở nhiệt độ bình thường, không màu, có mùi hăng khai và nhẹ hơn không khí, dễ dàng hòa tan trong nước để tạo ra dung dịch kiềm có tính ăn mòn khá mạnh.

Ở một nồng độ khá thấp, khoảng 5 ppm, khứu giác của người đã nhận ra sự có mặt của amoniac, tuy nhiên khi tiếp xúc lâu thì người ta dần “thích nghi” và mất đi cảm giác này. Nó dễ dàng nén và tạo thành chất lỏng trong suốt và không màu dưới áp suất, khi ra tiếp xúc với không khí sẽ chuyển thành hơi.

Các tai nạn do xì hơi amoniac thường rất nguy hiểm vì ở dạng hơi nồng độ sẽ rất cao, tốc độ lan tỏa nhanh, trong khi đó ngưỡng gây độc từ tỉnh táo tới hôn mê lại rất hẹp, đặc biệt trong những trường hợp trực tiếp hít phải hơi amoniac. Một người vừa nhận thấy có biểu hiện cay mắt có thể nhanh chóng chuyển sang trạng thái hôn mê khi tiếp xúc ở nồng độ cao.

Amoniac được buôn bán, sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp, công nghiệp nên các mối nguy về tai nạn với loại khí/hơi này là hoàn toàn có thể. Mức độ nguy hiểm của khí amoniac đối với cơ thể phụ thuộc vào đường tiếp xúc cũng như liều lượng và thời gian.

Nếu tiếp xúc ở nồng độ cao, khí này có thể ngay lập tức gây phỏng da, mắt, mũi, họng, đường hô hấp, thậm chí dẫn đến mù, tổn thương phổi. Ngộ độc liều cao khí amoniac có thể dẫn đến tử vong. Hít phải amoniac nồng độ thấp hơn sẽ gây ho, kích ứng mũi, họng, nuốt vào cơ thể gây bỏng miệng, họng và dạ dày.

Khi xâm nhập vào người, amoniac kết hợp với nước trong cơ thể tạo thành amoni hydroxit có tính ăn mòn và làm tổn thương tế bào, gây phỏng da, mắt, đường hô hấp, tiêu hóa. Chất này còn phá hủy các nhung mao và niêm mạc đường hô hấp là những cơ quan bảo vệ cơ thể chống lại sự nhiễm trùng. Các tổn thương ở đường hô hấp có thể dẫn tới bệnh phổi mạn tính.

Một số biểu hiện khi ngộ độc amoniac

Ngộ độc xảy ra nếu hít, nuốt hoặc chạm vào các sản phẩm có chứa một lượng rất lớn amoniac. Khi đó có thể quan sát thấy các triệu chứng:

  • Hô hấp: Ho, đau ngực (nặng), đau thắt ngực, khó thở, thở nhanh, thở khò khè.
  • Mắt, miệng, họng: Chảy nước mắt và đốt mắt, mù mắt, đau họng nặng, đau miệng, phù nề họng.
  • Tim mạch: Nhanh, mạch yếu, sốc.
  • Thần kinh: Lẫn lộn, đi lại khó khăn, chóng mặt, thiếu sự phối hợp, bồn chồn, ngẩn ngơ.
  • Da: Môi xanh lợt màu, bỏng nặng nếu tiếp xúc lâu.
  • Dạ dày và đường tiêu hóa: Đau dạ dày nghiệm trọng, nôn…

Cách xử trí khi ngộ độc amoniac

Hầu hết mọi người bị tiếp xúc với amoniac do hít phải, cũng có thể do nuốt hoặc tiếp xúc trực tiếp qua da. Cần nhanh chóng di chuyển nạn nhân khỏi nơi bị nhiễm amoniac. Nếu vụ việc xảy ra trong nhà, hãy đi ra ngoài. Nếu xảy ra ở bên ngoài hãy vào trong nhà, đóng tất cả các cửa ra vào và cửa sổ, tắt máy điều hòa.

  • Nhanh chóng cởi bỏ quần áo dính amoniac. Nếu là áo chui đầu nên cắt bỏ, tránh cởi qua đầu để hạn chế tiếp xúc với hóa chất. Cho quần áo vào túi nhựa và cột kín miệng để tránh gây nhiễm thêm cho nạn nhân và người khác. Để các túi này ở nơi an toàn, tránh xa mọi người, nhất là trẻ em.
  • Nhanh chóng rửa sạch amoniac dính trên da với xà phòng và nước, rửa mắt sạch với nhiều nước. Nếu mang kính áp tròng thì tháo bỏ, rửa kính sạch với xà phòng và nước trước khi đeo lại. Không dùng chất tẩy để rửa amoniac trên da.
  • Trong trường hợp nạn nhân nuốt phải amoniac cần nhanh chóng nới lỏng cà vạt, khăn, cổ áo nạn nhân và cho nạn nhân súc miệng nhiều lần bằng nước lạnh và nhổ đi. Tiếp tục cho nạn nhân uống từ một đến 2 chén sữa. Không gây nôn và không cho nạn nhân uống các loại dầu với mục đích trung hòa axit. Không cho nạn nhân uống natri cacbonat hoặc các loại nước giải khát có ga. Sau đó đưa nạn nhân đến trạm y tế hoặc bệnh viện để cứu chữa. Lưu ý, những nạn nhân có triệu chứng nghiêm trọng như ho nặng, kéo dài, phỏng họng… cần đưa đến bệnh viện cấp cứu ngay.

Khôi Nguyên

Xem thêm:

Khôi Nguyên

Published by
Khôi Nguyên

Recent Posts

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

5 phút ago

Nghiên cứu: Kẽm giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…

29 phút ago

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

55 phút ago

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

1 giờ ago

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

2 giờ ago

Tiệm vàng tại Nghệ An mở sổ tiết kiệm như ngân hàng

Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…

2 giờ ago