Một cố vấn hàng đầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã mô tả sự bùng phát chưa từng có của bệnh đậu mùa khỉ ở các nước phát triển là “một sự kiện ngẫu nhiên”, có vẻ là do hoạt động tình dục trong 2 bữa tiệc đồng tính quy mô lớn ở Tây Ban Nha và Bỉ gần đây gây ra.
Ngày 23/5, chuyên gia David L. Heymann về bệnh truyền nhiễm của WHO chỉ ra rằng dịch đậu mùa khỉ có thể liên quan đến các hành vi tình dục trong 2 bữa tiệc đồng tính quy mô lớn ở Tây Ban Nha và Bỉ.
Tổng kết các nguồn tin cho thấy, ngày 15/5/2022 có khoảng 80.000 người đã tham dự “bữa tiệc đồng tính điên rồ nhất thế giới” ở đảo Canaria thuộc Tây Ban Nha, và hiện những người từ nhiều nước tham gia bữa tiệc này đã bị nhiễm virus đậu mùa khỉ (monkeypox). Có vẻ đây là “sự kiện siêu lây nhiễm”.
Chuyên gia David L. Heymann về bệnh truyền nhiễm tại WHO nói với hãng tin AP rằng vụ bùng phát bệnh đậu mùa khỉ ở các nước phát triển được mô tả là “sự kiện ngẫu nhiên” diễn ra trong 2 bữa tiệc đồng tính nam quy mô lớn ở Tây Ban Nha và Bỉ. Con đường lây truyền chính có thể liên quan đến hoạt động tình dục điên cuồng tại bữa tiệc. Bệnh đậu mùa khỉ trước đây không gây bùng phát rộng rãi bên ngoài châu Phi và chủ yếu là dịch bệnh ở con vật.
Ông cho hay trước đây dịch đậu mùa khỉ ở châu Phi chưa bao giờ lan rộng ra bên ngoài châu Phi, điều đó cũng có nghĩa là làn sóng dịch bệnh này ở châu Âu rất khác so với trước đây. Ông nói: “Chúng tôi biết bệnh đậu mùa khỉ có thể lây lan khi bạn tiếp xúc gần với người bị bệnh, nhưng bây giờ có vẻ như quan hệ tình dục cũng gây lây lan rộng rãi”.
Heymann nhấn mạnh thêm rằng bệnh đậu mùa khỉ không có khả năng gây lây lan trên diện rộng, đây không phải là loại virus corona mới, không lây qua đường không khí, chúng tôi có vắc-xin để phòng ngừa và cần nhanh chóng tiến hành nghiên cứu để xác định xem bệnh đậu mùa khỉ có thể lây lan từ người mắc phải mà không có triệu chứng hay không. Ông khuyến nghị những người có nguy cơ nên đề phòng để tự bảo vệ mình.
Bệnh đậu mùa khỉ vốn dĩ do virus hiếm khi thấy lây ra bên ngoài châu Phi, nhưng trong những tuần gần đây đã được báo cáo ở ít nhất 17 nước gồm Mỹ, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Úc… Hiện nay các chính phủ đang tìm kiếm một loại vắc-xin để ngăn ngừa virus này, trong đó đáng kể là nhà sản xuất vắc-xin Đan Mạch Bavarian Nordic (Đan Mạch) đang mở rộng sản xuất vắc-xin đậu mùa, loại vắc-xin này vốn trước thường được dự trữ để đối phó tình huống.
Tờ WSJ của Mỹ ngày 23/5 đưa tin, Giám đốc điều hành Paul Chaplin của nhà sản xuất vắc-xin đậu mùa Bavarian Nordic cho biết, tùy theo nhu cầu mà công ty sẽ có kế hoạch mở rộng sản xuất, công ty có nhà máy ở Canada với công suất hàng năm khoảng 30 triệu liều vắc-xin đậu mùa.
Ông Chaplin nói rằng hàng chục nước đã gọi điện để hỏi về kho dự trữ vắc-xin đậu mùa, nhưng lượng dự trữ hiện có hạn và công ty sẽ sản xuất thêm liều lượng trong những tuần và tháng tới. Vào tuần trước Chính phủ Mỹ đã đặt hàng 119 triệu USD cho vắc-xin đậu mùa. Chaplin tiết lộ rằng Mỹ có kế hoạch tiếp tục mua vắc-xin đậu mùa trị giá 180 triệu USD với tổng khối lượng đặt hàng khoảng 13 triệu liều.
Theo dữ liệu của WHO, hiệu quả của vắc-xin đậu mùa Bavarian Nordic đối với virus đậu mùa khỉ là 85%. Phó ban Các tác nhân gây bệnh và Bệnh học Hậu quả cao của CDC Mỹ là Jennifer McQuiston cho biết vào ngày 23/5 rằng họ đã phát hành một loại vắc-xin đậu mùa để đối phó với sự bùng phát gần đây của bệnh đậu mùa khỉ ở Mỹ. Việc phát hành vắc-xin Jynneos theo kế hoạch đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt vào năm 2019 và được công ty Bavarian Nordic sản xuất.
Nhưng CDC Mỹ cho biết họ “không có khả năng yêu cầu tiêm chủng hàng loạt vì bệnh đậu mùa khỉ không dễ lây truyền từ người sang người”, nhưng bệnh này vẫn có thể lây truyền qua tiếp xúc gần gũi. Theo CDC Mỹ, trong vòng 4 ngày sau khi tiếp xúc với virus đậu mùa khỉ mà được tiêm vắc-xin đậu mùa thì có thể ngăn ngừa được bệnh phát triệu chứng, tuy nhiên việc tiêm phòng trong vòng 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc virus vẫn có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh.
Virus đậu mùa khỉ (monkeypox) lây lan chủ yếu trong loài khỉ ở Trung và Tây Phi, lần đầu tiên xuất hiện ở người vào năm 1970, hầu hết bệnh nhân bị mụn nước và phát ban trên mặt và cơ thể cùng với các triệu chứng như sốt, đau, ớn lạnh và mệt mỏi. Dữ liệu trước đây cho thấy tỷ lệ tử vong của bệnh này là 10%, hiện đang lây lan tại nhiều nơi thuộc châu Phi bao gồm cả Cộng hòa Dân chủ Congo, trong năm nay cho đến nay đã báo cáo có 1238 trường hợp mắc bệnh với 57 trường hợp tử vong.
Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…
Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…
Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…
Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…
Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…