Dữ liệu trên trang worldometers vào sáng 3/8 cho thấy số ca nhiễm COVID-19 toàn thế giới đã lên tới 18,2 triệu ca, tăng hơn 212.000 ca so với trước đó. Tổng số ca tử vong là hơn 692.000, tăng hơn 4.300 ca so với ngày hôm trước.
Xem số liệu cập nhật tại đây.
Mỹ, Brazil và Ấn Độ vẫn là 3 nước có số ca nhiễm nhiều nhất thế giới:
Nằm trong top 5 nước có số ca nhiễm nhiều nhất còn có Nga và Nam Phi. So với ngày trước đó, Nga ghi nhận hơn 5.400 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm lên hơn 850.800 ca; trong khi đó Nam Phi có thêm tới hơn 8.100 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm lên hơn 511.000 ca.
Chỉ riêng tổng số ca nhiễm tới thời điểm hiện tại của top 5 nước đã vượt quá 10,7 triệu ca nhiễm, bằng 58% tổng số ca nhiễm toàn cầu.
Khu vực Nam Mỹ hiện vẫn là nơi dịch đang bùng phát dữ dội nhất. Ngoài Brazil, Mexico ngày hôm qua có thêm hơn 9.500 ca nhiễm mới và 784 ca tử vong mới, nâng tổng số ca nhiễm lên hơn 434.000 và tổng số ca tử vong lên hơn 47.400 ca.
Tiếp ngay sau Mexico là các nước Peru (hơn 428.000 ca nhiễm, tăng hơn 6.600 ca), Chile (hơn 359.000 ca nhiễm, tăng hơn 2.000 ca), và Colombia (hơn 317.000 ca nhiễm, tăng tới hơn 11.400 ca).
Tại châu Á, tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến nặng tại các quốc gia như Iran, Pakistan, Ả Rập Xê Út, Bangladesh, Iraq, Qatar, Kazakhstan, Israel, Kuwait, UAE.
Ở khu vực Đông Bắc Á, Nhật Bản có số ca nhiễm gia tăng cao nhất với 853 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm nước này lên hơn 36.600. Hàn Quốc có 30 ca nhiễm mới, tổng hơn 14.300 ca; Hồng Kông có 115 ca nhiễm mới, tổng hơn 3.500 ca. Trung Quốc cũng báo cáo tăng thêm 49 ca nhiễm.
Trong khu vực Đông Nam Á, Philippines là nước có số ca nhiễm tăng cao nhất với hơn 5.000 ca nhiễm mới và 20 ca tử vong mới, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên hơn 103.000 ca và tổng số ca tử vong hiện là 2.059 ca.
Indonesia vẫn dẫn đầu Đông Nam Á về số ca nhiễm (hơn 111.400 ca) và số ca tử vong (hơn 5.200 ca), số ca nhiễm mới tiếp tục tăng với hơn 1.500 ca. Tuy nhiên, với đà tăng của Philippines hiện tại, dự báo chỉ trong vài ngày tới Philippines sẽ vượt Indonesia.
Tình hình một số quốc gia khác ở Đông Nam Á như sau: Singapore thêm 313 ca nhiễm, mới, nâng tổng ca nhiễm lên hơn 52.800 ca; Malaysia thêm 14 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm lên gần 9.000 ca; Thái Lan có 5 ca nhiễm mới, tổng cộng đang có hơn 3.300 ca; Việt Nam có 35 ca nhiễm mới, nâng tổng số lên 621 ca; Campuchia 1 ca nhiễm mới, tổng 240 ca. Các nước Brunei, Myanmar và Lào không có ca nhiễm mới và cũng chưa ghi nhận ca tử vong nào do COVID-19. Đặc biệt, Lào chỉ có tổng cộng 20 ca nhiễm và 19 ca đã hồi phục, hiện chỉ còn 1 ca đang điều trị.
Tại châu Âu, nhiều quốc gia vẫn ghi nhận sự gia tăng đáng kể của số ca nhiễm mới COVID-19 như Ukraine và Rumani (đều tăng hơn 1.000 ca). Anh tăng 743 ca, Bỉ tăng 651 ca, Ba Lan tăng 548 ca, Đức tăng 385 ca, Hà Lan tăng 366 ca, Ý tăng 238 ca. Tây Ban Nha, Pháp và Thuỵ Điển chưa công bố số liệu. Nhiều nơi tại châu Âu đã phải áp dụng lệnh tái phong toả để kiểm soát đợt lây lan thứ hai này.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng mới thông báo đội chuyên gia gồm 2 thành viên của họ “đã hoàn thành nhiệm vụ kéo dài 3 tuần ở Trung Quốc nhằm xây dựng nền tảng cho những nỗ lực chung sắp tới nhằm xác định nguồn gốc động vật và vật chủ trung gian truyền virus.”
Lê Vy
Xem thêm:
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…