Dịch COVID-19: Dưỡng phổi là rất quan trọng

Trong thời điểm dịch viêm phổi do virus corona chủng mới (COVID-19) diễn ra nghiêm trọng thì càng cần chú ý tăng sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, thời tiết khắc nghiệt cũng dễ gây tác động bất lợi đối với phổi làm ảnh hưởng đến sức đề kháng, vì vậy việc dưỡng phổi là rất quan trọng. 

Đông y cho rằng phổi là cơ quan “mỏng manh” nhưng lại chủ về khí của cơ thể. Lượng máu toàn cơ thể chảy qua phổi và được loại bỏ độc tố, phổi cũng đóng vai trò điều tiết nước của cơ thể… Vì vậy, để phổi bị tổn hại sẽ khiến sức khỏe bị ảnh hưởng không nhỏ.

(Ảnh: Shutterstock)

1. Biến đổi khí hậu dễ làm tổn thương phổi

Phổi có năm nỗi sợ: lạnh, nóng, ẩm ướt, khô, bụi bẩn. Tại những nơi có điều khiến khí hậu khắc nghiệt (quá nóng, quá lạnh, mưa nhiều…) hoặc chất lượng không khí kém, có thể dễ dàng làm tổn thương phổi, đặc biệt hơn đối với những người hay hút thuốc.

Trong những điều kiện bất lợi đó, phổi dễ bị các triệu chứng như khô họng, ho, cổ họng sinh đờm, tình trạng kéo dài đến lúc nào đó sẽ làm phổi suy yếu dần, không chỉ gây khó thở mà còn sụt giảm khả năng chống lại sự xâm nhập của các thứ có hại như vi khuẩn, virus, mạt bụi… dẫn đến dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, thở khò khè, phổi khí thũng, thậm chí các bệnh nhiễm trùng như viêm phổi và lao, làm tăng nguy cơ ung thư phổi.

2. Tổn thương phổi liên quan đến toàn bộ cơ thể

Từ góc nhìn của Đông y thì phế không chỉ có phổi mà là một hệ thống hô hấp. Trong đó, phổi có liên quan mật thiết đến các cơ quan nội tạng khác. Một khi phổi thương tổn có thể gây ảnh hưởng xấu đến nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể như:

  • Ảnh hưởng diện mạo bên ngoài: có thể khiến da sần sùi và nứt nẻ, tóc xỉn màu, mẩn ngứa, nổi mề đay…
  • Ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột: gây các triệu chứng như trướng bụng, kém ăn, táo bón, tiêu chảy.
  • Ảnh hưởng đến thận: có thể gây suy thận, đau thắt lưng, mỏi gối, phù mặt.
  • Liên quan đến tim: ảnh hưởng đến việc cung cấp máu, gây ra suy tim, nhồi máu não, xuất huyết não và nhồi máu cơ tim.

Vì vậy nếu hệ thống phổi bị tổn hại thì cần điều chỉnh kịp thời.

Ba nhóm người cần dưỡng phổi

(Ảnh: Shutterstock)

Nếu bị ho, đặc biệt là ho khan, thở dốc hoặc cổ họng có đờm, cho thấy nhiều khả năng có vấn đề về phổi.

  1. Nhóm người mà khi thời tiết trở lạnh thấy khô miệng, viêm mũi, dị ứng, thở khò khè.
  2. Nhóm người đã có triệu chứng ho, đặc biệt là ho khan, khó thở, cổ họng có đờm, khàn giọng.
  3. Nhóm người hút thuốc và bị phơi nhiễm ảnh hưởng của thuốc thì các chất độc hại từ thuốc có nhiều khả năng đã xâm nhập tồn đọng trong cơ thể. Hãy thử hít một hơi thật sâu và nín thở, nếu khả năng nín thở không chịu được 30 giây nghĩa là chức năng tim phổi đã suy giảm, hãy sớm cai thuốc lá và dưỡng phổi.

Những thực phẩm bổ dưỡng nhất cho phổi

Củ cải trắng chứa một chất gây cảm ứng interferon giúp cơ thể chống lại virus. (Ảnh: Shutterstock)

Không khí vào phổi qua đường hô hấp, các tác nhân bất lợi từ không khí như vi khuẩn, virus, bụi và các hạt trong không khí cũng có thể theo đó xâm nhập vào phổi, chúng sẽ dần tích tụ theo thời gian làm tắc nghẽn các ống phế quản nhỏ và túi phổi, dẫn đến suy giảm chức năng phổi và có thể sinh bệnh phổi mãn tính.

Còn thức ăn qua miệng đi vào đường tiêu hóa sau đó được tiêu hóa và hấp thu qua đường ruột và dạ dày, dù không khí và thức ăn gặp nhau ở cổ họng, nhưng sau đó chúng chuyển hướng, vì vậy những thực phẩm này không thể ảnh hưởng trực tiếp đến phổi.

Làm thế nào để bảo vệ sức khỏe của phổi? Thực phẩm không thể làm sạch phổi nhưng có thể dưỡng phổi. Cái gọi là dưỡng phổi là tăng cường sức đề kháng của phổi, giúp phổi khỏe mạnh.

  1. Củ cải trắng chứa chất gây cảm ứng interferon, có thể giúp cơ thể chống lại sự phá hủy của virus. Củ cải trắng và bạc hà rất hữu dụng giúp phổi khỏe mạnh. Trong bạc hà giàu chất beta-carotene, có thể thúc đẩy tính toàn vẹn của niêm mạc phổi, cũng có tác dụng hỗ trợ thông thoáng cổ họng.
  2. Quả lê chứa nhiều nước, có ví von là “tổ các loại quả”, có vai trò giải nhiệt, giảm đờm và giảm ho.
  3. Trứng gà rất tốt cho phổi. Lòng trắng trứng gà rất giàu protein chất lượng cao giúp cải thiện sức đề kháng của cơ thể, còn lòng đỏ trứng giàu vitamin A giúp tăng cường tính toàn vẹn của niêm mạc phổi.
  4. Sơn trà có chức năng làm ẩm phổi, làm dịu cơn khát và hạ khí, dịu tâm trạng. Ăn một vài quả sơn trà có thể điều trị chứng đau ở phổi, nôn mửa ra máu và chứng khát nước, háo nước. Lá sơn trà thường được sử dụng làm nguyên liệu trong các bài thuốc từ dược liệu của các thầy thuốc Đông y Trung Quốc. Ăn một ít sơn trà hàng ngày có tác dụng hỗ trợ tốt trong việc chăm sóc phổi, thanh lọc cơ thể.

Thanh Xuân

Xem thêm:

Thanh Xuân

Published by
Thanh Xuân

Recent Posts

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

39 phút ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

1 giờ ago

Nghiên cứu: Kẽm giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…

2 giờ ago

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

2 giờ ago

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

2 giờ ago

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

3 giờ ago