Điều hòa ngũ tạng để cải thiện giấc ngủ, tránh tư thế ngủ trưa không đúng

Giấc ngủ “là chuyện lớn” đối với sức khoẻ con người, nhưng với cuộc sống hiện đại quá bận rộn, để có được giấc ngủ ngon chưa bao giờ là điều dễ dàng. Theo dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, gần 1/4 số người trên thế giới bị mất ngủ, mỗi năm có gần 860 triệu người bị trầm cảm do bị mất ngủ.

Tư thế ngủ trưa không chuẩn sẽ làm bạn đau lưng, đau hông, hoặc thậm chí bị sái cổ, cần thận trọng  (Ảnh: Aaron Jacobs/Flickr)

Khi giấc ngủ không tốt…

Mất ngủ và mơ nhiều, khó ngủ, hay tỉnh giấc giữa đêm… những vấn đề về giấc ngủ này có thể do các cơ quan nội tạng bị rối loạn chức năng. Rối loạn các cơ quan nội tạng thường gặp làm ảnh hưởng đến giấc ngủ có thể chia thành 4 loại như dưới đây, bạn có thể tham khảo và thực hiện để lấy lại giấc ngủ ngon đã bị mất.

1. Gan khí không thông, mất ngủ mơ nhiều

Hoạt động của gan, một phần cũng liên quan đến cảm xúc. Nếu gan hoạt động không tốt, khí không thông, sẽ dẫn đến tình trạng “mất kiểm soát” cảm xúc, tâm trạng có thể sẽ lo lắng, căng thẳng, trầm cảm, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Đối với nhóm người bị triệu trứng này cần chú ý làm sao giữ cho mình có tâm thái cởi mở, lạc quan và tích cực trong cuộc sống hàng ngày. Khi tâm trạng bứt rứt hay tức giận, cần ý thức được và hít vài hơi thật sâu để điều chỉnh lại thăng bằng tâm trạng; mỗi tuần nên ít nhất vận động thể thao 3 lần, mỗi lần 30 phút; có thể dùng vỏ quýt, hoa bách hợp (hoa loa kèn), hoa hợp hoan hay hoa hồng làm trà pha nước uống.

2. Thiếu máu hư khí

Khí huyết lưu thông kém, làm rối loạn tâm trí khiến đêm không thể ngủ ngon. Người khí huyết lưu thông kém và thiếu máu sẽ có xu hướng khó ngủ, dễ bị các triệu chứng như thức dậy ngang giấc hoặc đổ mồ hôi, đối với phụ nữ còn bị rối loạn kinh nguyệt, lượng kinh nguyệt suy giảm.

Người có triệu chứng này có thể dùng những thực phẩm ích khí bổ máu như táo tàu, khoai từ…. Có thể pha trà uống hỗn hợp gồm hoàng kỳ, đẳng sâm, bách thuật, mỗi thứ 10 gram.

Những người khí huyết hư yếu khi tập thể dục không nên tập quá nhiều hoặc quá mạnh, chỉ cần hơi đổ mồ hôi là được, để ngăn ngừa tiêu hao khí huyết quá mức.

3. Rối loạn chức năng lá lách và dạ dày

Người rối loạn chức năng lá lách và dạ dày sẽ gặp khó khăn về tiêu hóa, đặc biệt là bữa ăn tối, trường hợp bị đau dạ dày hoặc trướng bụng sẽ gây khó ngủ.

Những người bị bệnh trạng này muốn nâng cao chất lượng giấc ngủ, trước tiên phải kiểm soát chế độ ăn uống, cố gắng sắp xếp bữa ăn tối trước 18:00, không ăn quá no, thức ăn nhẹ nhàng dễ tiêu hóa, hạn chế các loại đậu, ngũ cốc dễ gây đầy hơi và dạng thực phẩm kích thích dạ dày như ớt, tỏi, đồ uống lạnh.

Khuyến nghị bữa tối có thể dùng cháo mạch nha, cháo khoai từ, có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, điều hòa lá lách và dạ dày.

4. Chức năng thận suy giảm

Tiểu đêm nhiều là biểu hiện điển hình của hư thận, cũng cho thấy rối loạn chức năng thận. Việc tiểu tiện về đêm sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, nhiều người khó ngủ trở lại sau khi tỉnh dậy, còn nếu chịu đựng không tỉnh dậy thì sẽ gây hại cho cơ thể.

Kiến nghị nâng cao sức khỏe thận, giải trừ vấn đề tiểu đêm nhiều: thực phẩm màu đen có thể bổ thận, ngày thường có thể ăn nhiều một chút gạo đen, đậu đen, mè đen, câu kỷ; trước khi đi ngủ hãy ngâm chân vào nước ấm, nếu nước ngâm chân có thêm chút gừng, quế hoặc lá ngải thì hiệu quả đối với thận sẽ cao hơn, đồng thời có thể kết hợp mát xa huyệt sung tuyền.

Còn có nhiều vấn đề về giấc ngủ là do bị cùng lúc nhiều dạng bệnh, chẳng hạn như người hư yếu tì vị thời gian dài có thể gây thiếu máu âm hư, về trị liệu cũng cần phối hợp biện chứng, vừa phải ích tì kiện vị lại phải điều tâm. Do đó nên đi khám để xác định chính xác bệnh trạng của mình mà chọn giải pháp phù hợp nhất.

Chú ý tư thế giấc ngủ trưa

Nhiều người làm việc văn phòng có thói quen ngủ trưa, chợp mắt một chút vào thời gian nghỉ trưa có thể giúp buổi chiều làm việc và học tập hiệu quả hơn. Nhưng trong công ty thường không có giường nghỉ, chỉ có thể nằm nhoài người trên bàn làm việc/học tập. Xin bạn hãy cẩn thận: tư thế ngủ này nếu không tốt sẽ ảnh hưởng xấu cho một số vùng trên cơ thể bạn.

Khi nhoài người trên bàn để ngủ trưa cần phải tránh uốn cong lưng quá độ, tránh để phần đầu lệch qua một bên. Uốn cong lưng quá mức dễ dẫn đến đau lưng, tê chân; đầu nghiêng lệch làm ảnh hưởng đến xương cổ, sái cổ; thậm chí có người còn để cho đôi mắt bị ép xuống, có thể khiến mắt vì chịu sức ép mà thương tổn, thậm chí ảnh hưởng đến thị lực.

Do đó, xin đề nghị khi ngủ trưa nếu có điều kiện hãy nằm ngủ bình thường, còn nếu nơi học tập/làm việc không có chỗ nằm, chỉ còn cách nhoài người trên bàn để ngủ, xin hãy lưu ý ba điểm sau đây:

1. Ghế nên thấp: Đảm bảo điều chỉnh cho ghế thấp đến tối thiểu, đầu và thân càng sát với bàn càng tốt, để giảm thiểu phần cổ bị uốn cong quá độ.

2. Gối nên cao: Sử dụng gối ngủ cao để đầu và cơ thể dựa vào một cách tự nhiên.

3. Đầu cần thẳng: Đầu thẳng hướng xuống là được, không nên nghiêng đầu vẹo sang một bên, nếu có thể hãy dùng cái gối có lỗ tròn giữa gối hoặc dùng áo khoác để chồng cao lên cũng được.

Thanh Xuân

Xem thêm:

Thanh Xuân

Published by
Thanh Xuân

Recent Posts

Ý định của ông Trump trong việc muốn giải thể Bộ Giáo dục Mỹ

Tổng thống đắc cử Donald Trump trong quá trình tranh cử đã nhiều lần chỉ…

2 phút ago

Cựu Dân biểu Matt Gaetz rút lui khỏi vị trí ứng cử viên tổng chưởng lý

Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…

8 phút ago

Ông Trump bán cây đàn guitar có chữ ký với giá hơn 10.000 USD

Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…

27 phút ago

Bệnh tiểu đường gây tổn thương võng mạc như thế nào?

Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…

45 phút ago

Hungary sẽ triển khai hệ thống phòng không gần biên giới của Ukraine

Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…

2 giờ ago

Quân đội Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu cần

Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…

2 giờ ago