Đức đang yêu cầu những người đã tiêm vắc-xin AstraZeneca cho mũi đầu tiên sẽ tiêm mũi thứ hai từ một loại vắc-xin khác. Quốc gia này hy vọng việc trộn vắc-xin sẽ tăng tỷ lệ và hiệu quả của việc tiêm chủng khi biến thể Ấn Độ có khả năng lây truyền cao đang tiếp tục lan rộng, hãng AP đưa tin.
Ủy ban tiêm chủng của Đức, STIKO, đã đưa ra dự thảo khuyến nghị hôm thứ Sáu (2/7), trích dẫn “kết quả nghiên cứu hiện tại” cho thấy khả năng miễn dịch đối với virus corona là “vượt trội đáng kể” khi một liều AstraZeneca được trộn với một loại vắc-xin mRNA như Pfizer/BioNTech hoặc Moderna.
STIKO đề nghị những người đã tiêm mũi đầu bằng AstraZeneca sẽ tiêm một liều mRNA sau đó 4 tuần, thời gian quay vòng ngắn hơn đáng kể so với 9 đến 12 tuần giữa hai lần tiêm AstraZeneca.
STIKO không nêu chi tiết về các nghiên cứu để đưa ra khuyến nghị tiêm chủng chéo, nhưng trung tâm kiểm soát dịch bệnh của đất nước cho biết rằng dự thảo sẽ được bổ sung bằng một khuyến nghị cuối cùng với nhiều nguồn chi tiết hơn. Trong khi các nhà nghiên cứu vẫn đang thu thập dữ liệu về việc pha trộn vắc-xin, họ cho biết việc tiêm từ các nhãn hiệu khác nhau có thể an toàn và hiệu quả trong việc xây dựng khả năng miễn dịch của cơ thể, theo AP.
Hồi tháng 4, các nhà chức trách Đức đã quyết định rằng những người dưới 60 tuổi đã được tiêm mũi AstraZeneca đầu tiên theo quy định nên được tiêm mũi thứ hai bằng vắc-xin mRNA. Quyết định này được đưa ra sau khi vắc-xin AstraZeneca bị nghi ngờ liên quan đến hiện tượng máu đông cực kỳ hiếm gặp ở những người trẻ tuổi. Đức khuyến cáo người dưới 60 tuổi nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm.
Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn cho biết hôm thứ Sáu rằng nước này có đủ vắc-xin mRNA để thực hiện khuyến nghị mới một cách nhanh chóng.
Ông cho biết người đứng đầu STIKO đã nói với các Bộ trưởng rằng sự kết hợp giữa AstraZeneca và BioNTech “bảo vệ ít nhất cũng như BioNTech – BioNTech, trong một số trường hợp thậm chí còn tốt hơn.” BioNTech-Pfizer là trụ cột trong chiến dịch tiêm chủng của Đức, còn AstraZeneca đứng thứ hai về số lượng sử dụng.
Đức muốn tiếp tục tăng tốc độ của chiến dịch tiêm chủng ngay cả khi các ca nhiễm mới đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều tháng trước sự gia tăng của biến thể Ấn Độ. Các nhà chức trách tin rằng đây là nguyên nhân của hơn một nửa số ca mắc mới và rất muốn đảm bảo rằng mọi người phải được tiêm vắc-xin liều thứ hai.
Ông Spahn nói: “Chỉ tiêm vắc-xin hai lần mới bảo vệ tốt chống lại biến chủng Ấn Độ,” ngoại trừ trường hợp vắc-xin Johnson & Johnson tiêm một lần.
Tính đến thứ Tư, Đức đã tiêm ít nhất một mũi cho 55,1% dân số và 37,3% đã được tiêm chủng đầy đủ. “Đó là một con số tốt, nhưng vẫn chưa đủ”, ông Spahn nói.
Xuân Lan (theo AP)
Xem thêm:
Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…
Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…