Dược phẩm gây ô nhiễm các dòng sông, chuyên gia cảnh báo đại dịch tiếp theo

Một nghiên cứu mới cho thấy các loại thuốc do con người sử dụng đang gây ô nhiễm nghiêm trọng cho các dòng sông trên thế giới, riêng tại sông Kai Tak ở Hồng Kông, 34 loại thuốc khác nhau đã được thử phản ứng. Các chuyên gia cảnh báo rằng ô nhiễm dược phẩm gây ra mối đe dọa đối với môi trường, sức khỏe con người trên toàn thế giới và có thể sinh ra một đại dịch mới.

Nghiên cứu mới cho thấy các loại thuốc do con người sử dụng đang gây ô nhiễm nghiêm trọng cho các dòng sông trên thế giới. (Ảnh minh họa: benny58360/ Pixabay)

Theo BBC, một nghiên cứu toàn cầu do Đại học York dẫn đầu cho thấy, mức độ ô nhiễm của các dòng sông từ thuốc và các sản phẩm thuốc đã cấu thành “mối đe dọa đối với môi trường và sức khỏe toàn cầu.”

Trong thử nghiệm này, hơn 1/4 hoạt chất dược phẩm được phát hiện là không an toàn về mặt sinh học. Nghiên cứu này lấy mẫu nước sông từ hơn 1.000 địa điểm trên 258 con sông ở hơn 100 quốc gia, cho đến nay đây là nghiên cứu lớn nhất về ô nhiễm dược phẩm trên các con sông.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện thuốc tiểu đường Metformin, thuốc động kinh Carbamazepine (CBZ) và thuốc giảm đau Paracetamol trong các mẫu nước sông, gồm caffeine thường thấy trong đồ uống cà phê và dư lượng thuốc nicotine thường thấy trong thuốc lá. Trong đó các con sông ở Pakistan, Bolivia và Ethiopia bị ô nhiễm nặng nhất, trong khi các con sông ở Iceland, Na Uy và rừng nhiệt đới Amazon lại hoạt động tốt nhất.

Báo cáo cho biết mức độ ảnh hưởng của nhiều hợp chất dược phẩm phổ biến đối với các dòng sông vẫn chưa được biết đến. Nhưng thuốc tránh thai của con người hòa tan trong sông được xác định là ảnh hưởng đến sự phát triển và sinh sản của cá. Các nhà khoa học lo ngại về mức độ kháng sinh trong các dòng sông tăng lên, có thể gây ảnh hưởng về kháng thuốc.

Tiến sĩ John Wilkinson tại Đại học York, Vương quốc Anh, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, nói với BBC rằng mọi người đã sử dụng những hóa chất này, chúng sẽ ảnh hưởng đến cơ thể người, sau đó sẽ rời khỏi cơ thể người. Tuy nhiên, ngay cả những nhà máy xử lý nước thải tiên tiến và hiệu quả nhất cũng không thể hòa tan hoàn toàn các hợp chất này trước khi đưa chúng vào sông, hồ.

Theo The Guardian, Tiến sĩ John Wilkinson nói rằng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các cơ quan khác đã cảnh báo rằng “kháng thuốc kháng sinh là mối đe dọa lớn nhất mà nhân loại phải đối mặt và là đại dịch tiếp theo.”

Báo cáo đề cập rằng các điểm nóng có nồng độ hoạt chất dược phẩm rất cao gồm Lahore, thành phố lớn của Pakistan; La Paz, thủ đô hành chính của Bolivia; Addis Ababa, thủ đô của Ethiopia; và Madrid, thủ đô của Tây Ban Nha lọt vào top 10%; thành phố Glasgow ở Scotland và thành phố Dallas tại Hoa Kỳ lọt vào top 20%. Điều đáng chú ý là 34 thành phần dược hoạt tính khác nhau đã được phát hiện tại một địa điểm trênsông Kai Tak, Hồng Kông, đứng đầu trên thế giới.

Sông Kai Tak, Hồng Kông (Ảnh: Wpcpey/ Wikimedia)

Theo báo cáo, vào ngày 15/2, Đại học Thành phố Hồng Kông đã công bố một cuộc khảo sát nghiên cứu, phát hiện ra rằng sông Kai Tak ở Đông Kowloon và sông Lam Tsuen ở New Territories được phát hiện có chứa nhiều loại kháng sinh, tạo thành một “dòng sông thuốc kháng sinh”.

Một trong những loại thuốc tiểu đường này có thể khiến cá đực sinh ra nội tạng cá cái. Sông Kai Tak bị phát hiện chứa tới 34 loại dược phẩm, đứng đầu thế giới, trong đó kháng sinh Ciprofloxacin vượt tiêu chuẩn là 1,3 lần và Clarithromycin là 5,5 lần.

Báo cáo chỉ ra rằng các loại thuốc phổ biến được tìm thấy trên các dòng sông là thuốc giảm đau và kháng sinh được ở các nước thu nhập thấp và đang phát triển; thuốc chống tăng huyết áp và chống trầm cảm phổ biến nhất ở các nước có thu nhập cao và phát triển.

Mục Dao

Published by
Mục Dao

Recent Posts

TQ: Bé trai 14 ngày tuổi bị bán, một “đường dây buôn bán trẻ em” bị phá

Tối 19/10, chỉ sau ít phút hai ô tô gặp nhau tại ngã tư Giang…

45 giây ago

Tổng thống Ukraine Zelensky nói Đức ‘sợ’ Nga

Berlin không ủng hộ tư cách thành viên NATO của Kiev vì lo sợ phản…

2 phút ago

Mắm và dân tộc

Giá viết được một cuốn toàn thư về mắm Việt Nam càng hay: đó là…

5 phút ago

Tản mạn về phong thủy sông Tô Lịch

Đến nửa đầu thế kỷ 18 sông Hồng đổi dòng, sông Tô Lịch kdần dần…

10 phút ago

Nguyễn Tạo: “Quan giỏi hiếm có” thời nhà Nguyễn

“Nguyễn Tạo là người thanh liêm, thạo việc, làm quan ở đâu đều có tiếng…

20 phút ago

TQ: Nguồn thu từ thuế giảm, tiền phạt hàng năm tăng vượt quá 60 tỷ USD

Số tiền ĐCSTQ tịch thu (phạt tiền và tịch thu) trên toàn quốc năm 2022…

21 phút ago