Bệnh cao huyết áp gây ảnh hưởng rất lớn đến tim, não, mạch máu và thận. Sáng sớm là khoảng thời gian nguy hiểm nhất của căn bệnh này. Có nghiên cứu cho thấy, sau quá trình tuần hoàn suốt một đêm, huyết áp sẽ dễ tăng cao hơn vào lúc sáng sớm, dễ gây ra các biến chứng khác. Vào lúc sáng sớm, tỷ lệ phát bệnh của những căn bệnh có liên quan đến tim mạch cũng cao hơn bình thường 40%.
Đặc biệt là khi thời tiết thất thường, rất nguy hiểm đối với người bệnh cao huyết áp. Nói tóm lại, nhiệt độ xuống càng thấp, huyết áp sẽ càng dễ tăng cao. Vì vậy, người bệnh cao huyết áp cần học cách kiểm soát huyết áp vào buổi sáng sớm.
1. Sợ “lạnh”
Khi bị lạnh, mạch máu sẽ bị kích thích và co lại, dẫn đến khiến huyết áp tăng cao, do đó huyết áp thường khá cao vào mùa đông.
2. Sợ “nhanh”
Những động tác có tốc độ quá nhanh sẽ dễ dẫn đến lượng máu cung cấp không đủ, dần dần gây ra cao huyết áp.
3. Sợ “cố sức”
Dùng sức quá độ rất dễ khiến huyết áp tăng cao, thậm chí làm vỡ mạch máu.
1. Thức dậy từ từ
Huyết áp tương đối thấp khi chúng ta ngủ và sẽ nhanh chóng tăng cao sau khi thức dậy, đặc biệt là những người bệnh cao huyết áp có hiện tượng tăng huyết áp sáng sớm, thức dậy quá nhanh, ngồi bật dậy quá mạnh có khả năng sẽ khiến huyết áp đột ngột tăng cao, dẫn đến những căn bệnh nghiêm trọng như vỡ mạch máu não v.v…
Cũng có một số những bệnh nhân cao huyết áp gặp trở ngại về vận động mạch máu do xơ vữa động mạch, nếu vị trí cơ thể có sự thay đổi quá nhanh sẽ dễ xuất hiện triệu chứng hạ huyết áp tư thế đứng, gây ra thiếu máu cung cấp cho não, dẫn đến chóng mặt hoặc ngất.
Khi thức dậy vào buổi sáng, nên mở mắt nằm trên giường khoảng 2 phút, ngồi dậy 2 phút, ngồi bên thành giường đợi 1 phút rồi mới đứng dậy hoạt động.
2. Đứng dậy chậm rãi
Có rất nhiều người có thói quen đứng dậy rất nhanh sau khi đi vệ sinh vào buổi sáng, thật ra hành động này khá nguy hiểm, sẽ khiến huyết áp tăng nhanh, dễ gây biến chứng. Cách làm đúng là nên đứng dậy chậm rãi để tim, não và mạch máu có thời gian để điều hòa.
Ngoài ra, khi gặp tình trạng đại tiện khó khăn, khô rát, tuyệt đối đừng dùng sức quá mức. Bởi vì điều này sẽ làm tăng áp lực ở bụng, huyết áp cũng sẽ dễ tăng cao, nếu bản thân người bệnh bị xơ vữa mạch máu não, khi cố sức có khả năng sẽ làm vỡ động mạch nhỏ bên trong não. Thường ngày nên ăn nhiều rau xanh giàu chất xơ, chuối. Nếu bị táo bón, cần kịp thời thăm khám và chữa trị.
3. Cần chú ý giữ ấm
Người bệnh cao huyết áp sợ nhất là bị lạnh, khi nhiệt độ có sự thay đổi quá lớn, bệnh nhân cần chú ý giữ ấm, tránh để khí lạnh kích thích mạch máu, dẫn đến co mạch máu khiến huyết áp tăng cao. Khi thức dậy vào sáng sớm, nên rửa mặt bằng nước ấm, trước khi ra ngoài cần chú ý giữ ấm, tránh để gáy, cổ tay, cổ chân bị lạnh.
1. Đừng tập thể dục quá sớm
Vào sáng sớm, chênh lệch nhiệt độ giữa trong nhà và ngoài trời khá cao, lúc này hệ thần kinh trên cơ thể vẫn chưa tỉnh hoàn toàn, nếu vận động quá sức sẽ khiến huyết áp vốn dĩ đã khá cao vào buổi sáng tăng nhanh hơn, từ đó làm gia tăng nguy cơ xảy ra biến chứng mạch máu não. Nếu phải tập thể dục vào buổi sáng, nên bắt đầu sau 7 giờ là tốt nhất.
2. Đừng vận động quá mức
Người bệnh cao huyết áp cần chú ý tập luyện thể thao phù hợp với tình trạng thể chất của mình, lựa chọn những môn thể thao vào buổi sáng phù hợp với bản thân như đi bộ chậm v.v… Hạn chế lựa chọn những môn thể thao cường độ mạnh, cũng như đừng vận động quá mức, chỉ nên luyện tập vừa sức mình. Tập thể dục quá sức cũng có khả năng gây tai biến mạch máu não.
Minh Ngọc
Xem thêm:
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…