4 nhóm người dễ bị cao huyết áp và cách phòng chống cao huyết áp từ thiên nhiên
- Thanh Xuân
- •
Những năm gần đây, tỉ lệ người mắc cao huyết áp có xu hướng tăng mạnh, rất nhiều người lớn tuổi và thậm chí thanh niên cũng có các triệu chứng của bệnh cao huyết áp. Do bị ảnh hưởng từ chế độ dinh dưỡng trong ăn uống, môi trường làm việc và cách sinh hoạt, không chỉ người lớn tuổi mắc bệnh huyết áp hay đường huyết, các thanh niên cũng xuất hiện trong nhóm những người bị cao huyết áp.
Vì sao gọi là cao huyết áp
Huyết áp là áp lực máu khi chảy vào động mạch. Áp lực sinh ra khi tim co bóp gọi là huyết áp tâm thu và khi tim dãn gọi là huyết áp tâm trương. Đơn vị huyết áp là milimet thủy ngân (mmHg).
Huyết áp bình thường của người trưởng thành có phạm vi rất rộng, định nghĩa về cao huyết áp của Tổ chức Y tế Thế giới là: trong trạng thái nghỉ, huyết áp ở mức 140 (tâm thu) / 90 (tâm trương) mmHg. Do thông thường huyết áp chịu sự điều khiển của não bộ và sẽ thay đổi theo cảm xúc cũng như hoạt động của cơ thể, vì vậy nên đo huyết áp ít nhất 3 lần trong từng trường hợp khác nhau thì mới xác định được liệu bệnh nhân có bị cao huyết áp hay không.
Các triệu chứng do cao huyết áp thường nguy hiểm đến tính mạng hoặc trở thành mãn tính thì sẽ gây nên sự khác thường ở các cơ quan khác và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cá nhân, vì thế chúng ta không thể không quan tâm đến việc phòng và chữa trị cao huyết áp.
Những người dễ bị mắc bệnh cao huyết áp
1. Thích ăn mặn
Ăn quá nhiều muối sẽ dẫn đến những phản ứng sinh lý không tốt, trong đó chủ yếu là tăng huyết áp. Nghiên cứu chứng minh, lượng muối hấp thu ứng với mức tăng huyết áp, việc kiểm soát hấp thụ muối sẽ làm giảm huyết áp một cách hiệu quả.
2. Gia đình có lịch sử bệnh cao huyết áp
Trong gia đình có bố mẹ hoặc anh chị em bị cao huyết áp thì tỉ lệ mắc cao huyết áp sẽ khá cao. Cả bố và mẹ đều mắc cao huyết áp thì tỉ lệ bị cao huyết áp là 45%; những người có bố mẹ huyết áp bình thường thì tỉ lệ mắc cao huyết áp là 3%. Gen di truyền rất quan trọng đối với bệnh cao huyết áp.
3. Thừa cân, béo phì
Hàm lượng mỡ trong cơ thể có liên quan đến mức huyết áp. Nghiên cứu cho thấy: những người thừa cân có nguy cơ mắc cao huyết áp cao gấp 34 lần so với người có cân nặng bình thường.
4. Hay uống rượu
Xét theo tiêu chuẩn một tuần ít nhất một ly rượu, tỉ lệ nhóm nam giới trung niên uống rượu là 30% – 40%, nữ giới là 2% – 7%. Nguy cơ mắc cao huyết áp ở nam giới uống rượu liên tục trong 4 năm tăng 40% so với người không uống rượu.
Các “phương thuốc phòng ngừa cao huyết áp” từ thiên nhiên
1. Cây dương xỉ
Các thành phần hữu hiệu trong cây dương xỉ có thể làm giãn mạch máu, giảm huyết áp. Chất xơ có thể thúc đẩy nhu động đường ruột, có tác dụng hạ khí, nhuận tràng. Trước đây người ta thường dùng cây quyết để chữa tiêu chảy, kiết lị và lợi tiểu.
2. Mộc nhĩ đen
Mộc nhĩ đen có công dụng ích khí, tráng thể, bổ thận dưỡng vị, hoạt huyết… có thể chống đông máu, huyết khối, giảm mỡ máu, độ nhớt của máu, làm mềm mạch máu, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
3. Nấm hương
Nấm hương có công dụng hỗ trợ tiêu hóa, tiêu mỡ, giảm huyết áp… Chất xơ trong nấm hương có thể thúc đẩy nhu động đường ruột, ngăn ngừa táo bón, giảm hấp thu cholesterol ở đường ruột. Nấm hương còn có chứa các axit nucleic như purin, có tác dụng thúc đẩy phân giải cholesterol. Thường xuyên ăn nấm hương sẽ làm giảm cholesterol và triglyceride.
Thanh Xuân
Xem thêm:
Từ khóa cao huyết áp bệnh cao huyết áp phòng ngừa cao huyết áp