Khi nào thì không nên uống nước mía?

Vào mùa hè, nước mía là thức uống giải khát vô cùng phổ biến. Nước mía còn có nhiều đường nên thích hợp để uống khi bạn bị kiệt sức do nắng nóng. Nhưng cũng chính vì lượng đường cao đó, bạn cần lưu ý lúc nào nên và không nên uống nước mía.

(Ảnh: Shutterstock)

Bất kỳ loại thực phẩm, đồ uống nào có chứa đường dù là đường tự nhiên thì cũng chuyển thành glucose, chuyển hóa vào máu, làm tăng lượng đường trong máu, không tốt cho cơ thể. Vậy nên những người thừa cân, béo phì, đặc biệt người bệnh tiểu đường không nên uống nước mía. Người già và trẻ em dưới 4 tuổi cũng không nên uống nước mía.

Với bà bầu, nước mía có đường, sắt, kali, canxi, đồng, vitamin A, B, C, 30 axit hữu cơ, protein cần thiết cho quá trình phát triển thai nhi. Nước mía cũng được coi là cách đơn giản để hạn chế chứng ốm nghén ở 3 tháng đầu. Bà bầu chỉ nên uống nước mía 3 lần/1 tuần để tránh nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Không nên uống quá nhiều nước mía một lần, hạn chế uống vào buổi tối và buổi sáng sớm vì có thể làm lạnh bụng, gây khó chịu. 3 tháng cuối thai nhi có nhu cầu phát triển mạnh hơn nên bạn có thể uống 150-200 ml/1 lần, 2-3 lần/ 1 tuần.

(Ảnh: Shutterstock)

Đối với người có thể trạng bình thường, uống nước mía rất tốt cho sức khỏe nhưng chỉ nên uống với số lượng vừa phải, không dùng trong thời gian kéo dài. Liều lượng được khuyến cáo khi uống nước mía là 100 đến 200 ml và nên uống vào buổi chiều.

Nếu uống theo chế độ hợp lý, nước mía còn giúp bạn giảm cân. Một cốc nước mía chứa khoảng 13g chất xơ, tương đương 52% lượng chất xơ hằng ngày. Chế độ ăn uống nhiều chất xơ sẽ hỗ trợ quá trình giảm cân vì nó giữ dạ dày của bạn no trong một thời gian dài, ngăn ngừa việc ăn quá nhiều và kiềm chế cảm giác thèm ăn.

(Ảnh: Shutterstock)

Hầu hết các quán nước mía đều nằm rải rác ven đường. Cả máy xay và mía đều dính nhiều bụi bẩn nên nguy cơ nhiễm khuẩn, vi sinh vật, khuẩn E. coli gây tả trong nước mía rất cao. Không những thế, đá được sản xuất công nghiệp cũng không sạch. Uống nước mía kèm đá sẽ càng gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, ngộ độc. Một số cửa hàng còn thêm quất vào để tăng độ thơm ngon cho nước mía. Nhưng quất thường chứa rất nhiều chất bảo quản thực vật, nên cẩn trọng khi dùng loại quả này.

Bạn cần uống bao nhiêu thì ép/mua nước mía bấy nhiêu, không nên bảo quản lượng nước mía dư trong tủ lạnh quá lâu. Đây là loại nước có lượng đường cao, dễ tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, gây rối loạn tiêu hóa. Tuy nước mía là cứu tinh khi kiệt sức vì nắng nóng, bạn nên hạn chế uống nước mía lạnh khi đi ngoài trời nắng nóng, dễ gây bệnh viêm họng, cảm cúm, sốt.

Minh Minh

Xem thêm:

Minh Minh

Published by
Minh Minh

Recent Posts

TP.HCM dự kiến xây 42 công viên dọc bờ sông Sài Gòn

TP.HCM dự kiến xây dựng 42 công viên dọc hành lang sông Sài Gòn để…

3 giờ ago

Bờ biển ở Thừa Thiên – Huế sạt lở bất thường hàng trăm mét

Đoạn bờ biển dài khoảng 300m ở xã Phú Thuận bị sạt lở nghiêm trọng,…

4 giờ ago

Bão Trà Mi hướng vào Việt Nam, giật cấp 15 khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa

Bão Trà Mi mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines, sẽ vào…

5 giờ ago

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

7 giờ ago

Bộ TN&MT: Nhiều lô đất trúng đấu giá tại Hà Nội chưa được nộp tiền, có dấu hiệu bỏ cọc

Có 56/68 thửa đất tại Thanh Oai và 8/19 thửa đất tại Hoài Đức (Hà…

8 giờ ago

Tỷ giá tăng 3 tuần liên tiếp, NHNN bắt đầu hút tiền qua kênh tín phiếu

Trước áp lực tỷ giá USD/VND tăng liên tục 3 tuần gần đây, NHNN bắt…

9 giờ ago