Ô nhiễm không khí đang bao phủ Đông Nam Á, và bạn có thể làm gì để đối phó với tình trạng ấy. Sau đây là những lời khuyên của Bác sĩ Ong Kian Chun, chuyên khoa hô hấp tại bệnh viên Mount Elizabeth, Singapore về sử dụng khẩu trang chống bụi trước tình trạng ô nhiễm không khí che phủ (haze) đang tấn công Singapore cùng các nước láng giềng trong mấy ngày gần đây.
Mối nguy hiểm lớn nhất của ô nhiễm không khí là các hạt bụi siêu mịn lơ lửng trong không khí. Các hạt siêu nhỏ mịn, đặc biệt là với kích thước nhỏ hơn 2,5 micron (hay PM2.5) rất dễ chui vào trong phổi của chúng ta. Chúng có thể gây ra các triệu chứng cấp tính như ho nặng, thờ khò khè, thở gấp và cảm giác yếu ớt mệt mỏi.
Hít thở trong môi trường khói bụi mịn thời gian lâu có thể dẫn đến những bệnh lý như viêm cuống phổi và tỷ lệ mắc ung thư phổi cao hơn. Vì vậy tốt nhất là nên ở trong nhà khi ô nhiễm không khí trở nên dày đặc (giảm tầm nhìn, khói, bụi tăng cao) và khi chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở các mức không có lợi cho sức khỏe. Nếu bạn buộc phải ra ngoài trời trong thời gian dài, thì khẩu trang chống bụi loại N95 có thể giúp bạn giảm thiểu số lượng hạt siêu nhỏ mịn hít vào trong người.
Do đó, tôi cho rằng đeo khẩu trang loại N95 khi ra ngoài trời là điều bắt buộc!
Khẩu trang chống bụi N95 là thiết bị bảo vệ hô hấp được thiết kế để áp sát mặt và lọc các bụi mịn, tránh cho chúng tiếp xúc với miệng và mũi.
“N95” nghĩa là khẩu trang có thể chặn ít nhất 95% các hạt bụi mịn (0,3 micron), giúp làm giảm đáng kể khả năng bị bệnh vì ô nhiễm không khí. Lưu ý, khẩu trang N95 không được thiết kế cho trẻ em hay người có râu rậm rạp, bởi vì thiết bị không thể áp sát mặt hoàn toàn để chặn không khí bên ngoài tiếp xúc với miệng và mũi.
Với những ai mẫn cảm ơn hơn với khói bụi thì nên ở trong nhà. Những người đang mắc các bệnh tim mạch và phổi không nên tiếp xúc với ô nhiễm không khí vì có thể làm tình trạng bệnh tồi tệ hơn.
Tương tự, trẻ em và người già có thể tích phổi nhỏ cũng nên tránh tiếp xúc quá lâu với bụi mịn trong không khí.
Hít phải bụi mịn có thể gây ra các triệu chứng của bệnh viêm cuống phổi. Những triệu chứng này có thể rất giống với triệu chứng của bệnh hen suyễn – thở khò khè, ho, tức ngực và thở gấp. Nếu các triệu chứng quá nghiêm trọng, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Nếu các triệu chứng còn nhẹ, chúng có thể sẽ giảm bớt và chấm dứt khi nghỉ ngơi trong nhà và tránh tiếp xúc với ô nhiễm.
Các hạt bụi mịn là các vật chất ngoại lại đối với cơ thể (chúng cũng giống như các hạt bồ hóng siêu nhỏ vậy). Hít sương khói cũng giống như hít phải khói thuốc lá vậy – nó làm kích thích những lớp tế bào nhạy cảm trong mũi và cổ họng. Các triệu chứng sẽ trầm trọng hơn nếu sự kích thích xảy ra ở những vùng sâu hơn trong cơ thể (như khí quản và cuống phổi).
>> Ô nhiễm bụi mịn PM2.5: Sát thủ vô hình
Nếu triệu chứng là vừa phải và bạn vẫn cảm thấy ổn, thì chỉ cần tránh bụi mịn bằng cách ở trong nhà đóng kín cửa và cửa sổ, bật máy lọc không khí nữa là đủ. Nếu các triệu chứng nghiêm trọng hơn và bạn không chắc mình có chịu được không, tốt nhất là nên xin tư vấn từ bác sĩ.
Không nên tự uống thuốc hoặc sử dụng các loại máy hô hấp mà bạn chưa quen thuộc. Ví dụ, Seretide là một dạng thuốc có chứa steroids và làm giãn phế quản trong thời gian dài. Nó là thuốc uống chỉ bán khi có đơn của bác sĩ và không nên sử dụng nếu không có tư vấn phù hợp.
Vận động ngoài trời khi chỉ số AQI đang ở mức cao (hơn 174) có thể là phản tác dụng, theo ý kiến của tôi. AQI càng cao thì càng có hại khi bạn hít không khí ô nhiễm vào trong khi vận động. Chú ý rằng khi vận động mạnh, bạn phải hít thở nhiều hơn và trao đổi không khí trong phổi sẽ diễn ra với cường độ cao hơn vài lần so với khi ở trạng thái nghỉ. Vì vậy, lượng không khí ô nhiễm bạn hít phải cao hơn vài lần.
Hít càng nhiều chất ô nhiễm vào phổi sẽ triệt tiêu luôn những lợi ích sinh ra khi vận động. Loại chất ô nhiễm nguy hiểm nhất – các hạt PM2.5 có thể tiến vào rất sâu trong phổi và rất khó cho hệ thống hô hấp của bạn có thể bài xuất hay phân rã những chất ô nhiễm này.
Thêm vào đó, các hạt nhỏ hơn như PM1 được cho là có thể vượt qua phổi và tiến thẳng vào hệ tuần hoàn máu và tới những cơ quan khác của cơ thể (như não chẳng hạn) rồi gây ra các tác động có hại.
Mỗi cá nhân đều khác nhau về thể trọng, tuổi tác và sức khỏe, vậy nên rất khó để nói một người có thể chịu đựng ô nhiễm (sương khói, bụi mịn…) trong bao lâu. Khi mức độ khói bụi ở mức cao (AQI trên 174), thì tốt nhất là mọi người nên tránh các hoạt động ngoài trời.
>> Hà Nội ô nhiễm không khí ở mức báo động: Bạn có thể làm gì?
Thường thì những tác động tiêu cực xuất hiện khi hít thở ô nhiễm trong thời gian ngắn (vài phút) chỉ là tạm thời và không gây ra những vấn đề sức khỏe lâu dài.
Tuy vậy, các nghiên cứu ở Mỹ và châu Âu cho thấy chắc chắn có mối quan hệ giữa ô nhiễm không khí và các ca tử vong có liên quan tới hệ tim mạch và ung thư phổi. Các hạt PM2.5 là đặc biệt đáng sợ, với tỷ lệ mắc ung thư phổi tăng 36% mỗi khi lượng PM 2.5/m3 tăng lên thêm 10 micrograms.
Hiển nhiên là không khí sạch, cũng giống như một sức khỏe tốt, là vô giá. Tôi nghĩ tốt nhất là nên tránh ô nhiễm không khí, đặc biệt khi chỉ số AQI được xếp vào loại “không có lợi cho sức khỏe”. Tóm lại, không có một mức ‘an toàn’ nào đó cho ô nhiễm không khí. Nó càng thấp thì càng tốt cho sức khỏe lâu dài của bạn.
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…